Non nước Việt Nam

Dân tộc Mường tái hiện Lễ mừng cơm mới

Cập nhật: 13/11/2018 09:27:39
Số lần đọc: 1340
Sáng ngày 10/11/2018 Lễ mừng cơm mới của đồng bào dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình đã được tái hiện tại Làng dân tộc Mường, Khu các làng dân tộc I, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.

Theo quan niệm của người Mường sau khi lúa chín được đưa về nhà, gạo mới nấu thành cơm phải đem cơm đó đi cúng ông bà tổ tiên trước sau đó mới được ăn nếu không vụ mùa sau sẽ mất mùa. Đến mùa lúa chín, vào một buổi sáng chủ gia đính chọn ngày tốt ra thăm ruộng, ngắt bảy hoặc chín bông lúa nếp cái đẹp tượng trưng cho bảy vía hoặc chín vía lúa ở ruộng nhà mình tết thành một bó nhỏ đem treo ở dầu cột cái trong nhà nơi cạnh bàn thờ tổ tiên. Họ đã hoàn thành công việc của mình, sau nghi thức này mọi người mới được ra đồng gặt lúa.

Sau khi thu hoạch mùa bà con làm lễ cúng cơm mới. Mâm cỗ cúng phải đầy đủ: cơm non, cá nướng, thịt lợn… và hai món chính bắt buộc đó là cơm non và cá nướng. Cơm non được làm từ gạo nếp khi vừa chín đỏ đuôi, phơi khô cho gòn, cho vào cối giã cả bông thành gạo nấu cơm. Hương vị lúa non đầu mùa quyện hòa trong hương vị của lá nhuộm màu tạo nên mùi vị rất hấp dẫn. Cá nướng phải chọn con cá tươi nhất, ngon nhất, nướng trên than lửa chín đều.

Lễ này từ xa xưa chủ yếu là phần lễ (nghi thức cách thức, nghi lễ bày biện để thầy mo thầy cúng hay thầy trượng làm các thủ tục cúng lễ theo phong tục truyền thống. Phần hội gần như bị mờ nhạt mà chủ yếu là bà con họ hàng gia đình dân làng đến chơi (vị tổ chức từng gia đình) họ mang cồng chiêng và ban nhạc cò ke ống sáo ra cùng nhau sắc bùa - vui chơi và lần lượt nhau chơi trong 1 ngày, thường kết thúc vào buổi tối./.

Nguồn: Langvietonline

Cùng chuyên mục

TIN NỔI BẬT