Tục đánh cô dâu mới trong ngày Tết của người Nhật
Nhật Bản đang bước vào kỷ nguyên của “dân số già” và “tỷ lệ sinh thấp”. Vì vậy mà nhiều phong tục truyền thống vẫn còn ảnh hưởng tới bây giờ. Một số địa phương ở Nhật do không có đám cưới nào được tổ chức trong một thời gian dài nên tục lệ “đánh mông cô dâu” cũng ít xuất hiện. Tuy nhiên, ngày 15 tháng 1 vừa qua, tại Akita (Nhật), tục lệ này đã được khôi phục lại.
Trước đây, người Nhật cũng có âm lịch và ăn Tết Nguyên Đán như nhiều nước châu Á khác. Tuy nhiên, từ sau năm 1868, Nhật Bản đã dần dần theo phong cách châu Âu, bỏ lịch âm và ăn tết dương lịch. Tháng 1 theo lịch âm ở Nhật gọi là tháng Giêng và cứ tới ngày 15 tháng 1 hàng năm (tiểu tháng Giêng) người Nhật lại tổ chức các hoạt động dân gian truyền thống độc đáo, “năm mới đánh mông dâu mới” cũng là một trong những nét văn hoá của người Nhật.
Những người phụ trách công việc này là trẻ con hoặc phụ nữ, có nhiều vật dụng để đánh cô dâu, thường là gậy hoặc chổi. Tất nhiên “đánh mông cô dâu” chỉ có tính tượng trưng, nếu ai nhân tiện đánh cô dâu thật thì sẽ bị cha mẹ đánh lại.
Có nhiều nơi thực hiện phong tục này vào năm mới cũng có nơi thực hiện khi cô dâu mới về nhà chồng, mục đích là để cô dâu sớm sinh em bé. Hiện nay, nhiều địa phương ở Nhật vẫn giữ lại tục lệ này.
Đánh mông cô dâu không chỉ có ở Nhật mà từ thời La Mã cổ đại, để đảm bảo sinh được em bé, các cô dâu phải tự tụt quần và bị đánh bằng thắt lưng da trong tiếng chiêng trống náo nhiệt.
Đánh mông phụ nữ để sớm sinh con đã trở thành một lý thuyết tồn tại tới thế kỷ thứ 16 khi mà vợ Thái tử Pháp không có khả năng sinh con, Hoàng gia đã quyết định ngày nào cũng đánh mông vợ Thái tử. Sau một thời gian, quả nhiên công nương sinh hạ quý tử.