Du lịch sinh thái làng quê ven sông ở Đà Nẵng
Khu vực ven sông Cổ Cò (hay còn gọi là sông Bãi Chài/sông Trường Giang) thơ mộng chảy quanh làng Khuê Đông (Hòa Quý và làng Đa Mặn, Sơn Thủy (Hòa Hải), nơi đây còn có các di tích lịch sử như Chùa Khuê Đông, đình làng Khuê Bắc, Khu Căn cứ lịch sử cách mạng K.20, chùa Quán Thế Âm (cạnh núi Kim Sơn), Nhà thờ tộc Đặng, miếu ông Chài cạnh núi Dương Hỏa Sơn; Khu vực ven sông Cái, sông Đò Tỏa có các làng Tùng Lâm, Cồn Dầu, Trung Lương có các di tích đình làng Trung Lương, đình làng Tùng Lâm… là những di tích cấp thành phố có giá trị lịch sử - văn hóa… Khu vực ven dòng sông Yên, thuộc xã Hòa Khương và Hòa Phong: có làng La Châu, Hương Lam, Thạch Bồ,… nơi đây còn lưu lại nhiều di tích lịch sử văn hóa có giá trị như Văn miếu La Châu, Mộ danh nhân Đỗ Thúc Tịnh, Nhà thờ tộc Đỗ (gia tộc của Đỗ Thúc Tịnh); Khu vực ven sông Cu Đê có các làng Trường Định, Thủy Tú, Xuân Dương, nơi đây có các di tích như miếu Bà Hỏa, đình làng Xuân Dương, Lăng thờ Cá Ông ở làng Xuân Dương, Lăng thờ Cá Ông ở làng Thủy Tú và nhiều di tích lịch sử - văn hóa có giá trị ở làng Trường Định, nếu đi thuyền đến đầu nguồn sông Cu Đê thì sẽ đến xã Hòa Bắc với các làng nơi đồng bào dân tộc Cơ Tu bám núi rừng đầu nguồn sinh sống.
Tàu du lịch Tiên Sa bắt đầu khởi hành đi từ đoạn trước khu vực Bảo tàng Điêu khắc Chăm, đi dọc theo sông Hàn đến ngã ba sông Hàn - Đò Tỏa - Cẩm Lệ, điểm đầu tiên có thể dừng lại là làng Trung Lương (nằm trong Khu đô thị sinh thái Hòa Xuân) để ghé thăm đình làng Trung Lương. Đình Trung Lương là nơi dân làng Trung Lương lập ra để thờ tự thần Thành hoàng, các vị thần trong tín ngưỡng dân gian truyền thống và các vị có công xây dựng làng xã trong lịch sử hình thành và phát triển từ bao đời nay. Đình Trung Lương đã được xếp hạng là di tích cấp thành phố. Hằng năm, tại đình làng đã diễn ra các lễ hội cúng tế, diễn xướng dân gian trong đó có nghi thức cúng và thả thuyền trên sông (lễ hội Long Chu) mang sắc thái văn hóa địa phương”. Từ đây, chúng ta xuống thuyền đi tiếp để thưởng ngoạn phong cảnh ven sông, xa xa thấp thoáng những doi đất nổi lên giữa sông, cây cỏ một màu xanh tươi, tất cả soi bóng xuống dòng sông, khí hậu trong lành thoáng đãng của vùng đất Cẩm Nam, Phong Bắc sẽ càng làm cho du khách hào hứng với chuyến đi du khảo bằng thuyền, tại quảng đường này chúng ta sẽ dừng lại địa điểm thờ đức Phật Quán Thế Âm, nằm sát bờ bắc sông Cẩm Lệ, dưới chân cầu Cẩm Lệ. Tiếp tục cuộc hành trình, chúng ta sẽ đi qua Cầu Đỏ (sông Cầu Đỏ), đi ngang qua làng Cẩm Nê, Yến Bắc những làng quê có nghề dệt chiếu, trồng đay truyền thống, nổi tiếng một thời (chiếu lát Cẩm Nê, nón lá La Bông), rồi đi tiếp trên sông để đến làng quê Túy Loan, Dương Lâm, Thạch Nham, Thái Lai… dòng sông Túy Loan đoạn chảy qua xã Hòa Phong và Hòa Nhơn tạo nên những làng quê trù phú. Bên tả ngạn có các đình Phước Thuận, đình Thạch
Đặc biệt, khu vực này có ngôi nhà cổ của ông Đỗ Hữu Minh duy nhất còn lại ở làng Thái Lai, ngôi nhà có kết cấu kiến trúc gỗ, ba gian hai chái, một kiểu kiến trúc nhà rường ở miền Trung, ngôi nhà được xây dựng cách ngày nay khoảng 150 năm với tường xây dày bằng gạch, mái lợp ngói âm dương, phần mái hiên thấp và hẹp. Các cấu kiện kiến trúc gỗ bên trong như đòn tay, cột, xuyên, trính, rui, mèn,… đều được làm bằng các loại gỗ như lim, mít, kiền kiền và gỗ mun…
Bên hữu ngạn sông Túy Loan là đình Túy Loan, đình Bồ Bản, đình Dương Lâm thuộc xã Hòa Phong. Làng Túy Loan trải dài theo sông Túy Loan – một làng quê yên tĩnh, giàu di sản văn hóa – được thành lập sớm trên đất Hòa Vang. Đến làng Túy Loan chúng ta sẽ tham quan ngôi đình làng, nhà thờ chư phái tộc của làng. Đình Túy Loan tọa lạc bên cạnh dòng sông Túy Loan, mặt quay về hướng Bắc, nhìn ra dòng sông, nếu đi bằng thuyền, thì thuyền sẽ cập bến trước cổng đình, đây là yếu tố thuận lợi cho việc tham quan đình Túy Loan bằng thuyền của du khách. Từ đây, du khách có thể tham quan chợ Túy Loan. Nhờ có vị trí thuận lợi, giao điểm giữa đường thuỷ và đường bộ, Chợ Túy Loan mới xây dựng lại to đẹp, quy tụ hầu hết sản vật quanh vùng, lâm sản từ miền núi Hoà Phú, Đông Giang xuống như măng, trái cây, mít non, chuối...; cá mắm từ Hội An, Đà Nẵng đưa lên và chiếu nón, nong rổ Cẩm Nê, Yến Nê đưa qua... Vì thế dân gian có câu ca tự hào: “Túy Loan trăm thứ, trăm ngon/Vừa vừa cái miệng kẻo chồng con hết nhờ”.