Đắk Lắk: Độc đáo tour du lịch voi ở buôn Jun
Từ 22 con voi đóng góp của bà con dân tộc M’nông tại buôn Jun, thị trấn Liên Sơn, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk, hợp tác xã du lịch buôn Jun được hình thành để làm du lịch.
Đây cũng là hợp tác xã du lịch “độc nhất vô nhị” ở Việt Nam có đàn voi nhà làm du lịch đông nhất, nổi tiếng trong và ngoài nước.
Chủ nhiệm hợp tác xã du lịch buôn Jun Bùi Văn Đức cho biết, hợp tác xã được thành lập từ năm 2001, số vốn ban đầu chỉ có 550 triệu đồng cộng với 22 con voi nhà và 24 xã viên (vừa là chủ voi).
Voi tuy vào hợp tác xã nhưng vẫn là tài sản riêng của xã viên. Voi tham gia hợp tác xã như một phương tiện sản xuất để hợp tác xã du lịch buôn Jun hình thành nên sản phẩm du lịch độc đáo, đó là du lịch trên lưng voi để khám phá thắng cảnh nổi tiếng của hồ Lắk, các ngọn thác nguyên sơ của vùng núi rừng Chư Yang Sin, cưỡi voi thăm buôn làng cổ M’nông bên hồ Lắk, Biệt điện Bảo Đại... Có lúc, đông du khách cùng đến trong ngày, nhất là vào các dịp lễ, Tết, hợp tác xã huy động tất cả voi ra phục vụ.
Theo ông Đức, mỗi tháng hợp tác xã đón từ 1.000 đến 1.500 lượt khách du lịch, trong đó có trên 50% là khách nước ngoài và điều thú vị là đoàn khách nào đến cũng đặt tour cưỡi voi thưởng lãm các danh lam thắng cảnh của huyện Lắk. Mỗi lượt chở khách du lịch với thời gian từ 1 đến 1,5 giờ đồng hồ, chủ voi thu được từ 200.000-250.000 đồng và bình quân mỗi con voi mang lại thu nhập cho mỗi xã viên từ 6-8 triệu đồng/tháng trở lên.
Hợp tác xã cũng có quy định và được bà con xã viên thống nhất đồng tình ủng hộ cao là mỗi lần voi phục vụ du khách không quá 6 tiếng/ngày, mỗi khi ốm đau, voi được miễn phục vụ khách du lịch và được chăm sóc chu đáo.
Bên cạnh thế mạnh sản phẩm du lịch voi, hợp tác xã du lịch buôn Jun còn phát huy lợi thế khai thác vốn văn hoá truyền thống của đồng bào M’nông bản địa bên hồ Lắk vào làm du lịch để tăng thêm thu nhập cho bà con xã viên và cộng đồng dân cư ở các buôn Lê, buôn Jun.
Hợp tác xã duy trì đội cồng chiêng với 15 nghệ nhân, sử dụng 8 nhà sàn, 20 thuyền độc mộc phục vụ khách du lịch thăm, nghỉ ngơi, thưởng thức văn hóa cộng đồng làng buôn như diễn tấu cồng chiêng, múa hát, phục dựng các nghi lễ truyền thống như lễ cúng bến nước, lễ cúng sức khoẻ cho voi, lễ trưởng thành...
Tuy nhiên, điều đáng lo ngại nhất hiện nay là đàn voi của hợp tác xã ngày càng già (hiện nay đàn voi có tuổi đời từ 40-60) nên 10 hay 15 năm nữa đàn voi sẽ giảm dần nếu chính quyền địa phương, các ngành chức năng không làm tốt công tác bảo tồn, tạo điều kiện cho voi nhà sinh sản./.
Chủ nhiệm hợp tác xã du lịch buôn Jun Bùi Văn Đức cho biết, hợp tác xã được thành lập từ năm 2001, số vốn ban đầu chỉ có 550 triệu đồng cộng với 22 con voi nhà và 24 xã viên (vừa là chủ voi).
Voi tuy vào hợp tác xã nhưng vẫn là tài sản riêng của xã viên. Voi tham gia hợp tác xã như một phương tiện sản xuất để hợp tác xã du lịch buôn Jun hình thành nên sản phẩm du lịch độc đáo, đó là du lịch trên lưng voi để khám phá thắng cảnh nổi tiếng của hồ Lắk, các ngọn thác nguyên sơ của vùng núi rừng Chư Yang Sin, cưỡi voi thăm buôn làng cổ M’nông bên hồ Lắk, Biệt điện Bảo Đại... Có lúc, đông du khách cùng đến trong ngày, nhất là vào các dịp lễ, Tết, hợp tác xã huy động tất cả voi ra phục vụ.
Theo ông Đức, mỗi tháng hợp tác xã đón từ 1.000 đến 1.500 lượt khách du lịch, trong đó có trên 50% là khách nước ngoài và điều thú vị là đoàn khách nào đến cũng đặt tour cưỡi voi thưởng lãm các danh lam thắng cảnh của huyện Lắk. Mỗi lượt chở khách du lịch với thời gian từ 1 đến 1,5 giờ đồng hồ, chủ voi thu được từ 200.000-250.000 đồng và bình quân mỗi con voi mang lại thu nhập cho mỗi xã viên từ 6-8 triệu đồng/tháng trở lên.
Hợp tác xã cũng có quy định và được bà con xã viên thống nhất đồng tình ủng hộ cao là mỗi lần voi phục vụ du khách không quá 6 tiếng/ngày, mỗi khi ốm đau, voi được miễn phục vụ khách du lịch và được chăm sóc chu đáo.
Bên cạnh thế mạnh sản phẩm du lịch voi, hợp tác xã du lịch buôn Jun còn phát huy lợi thế khai thác vốn văn hoá truyền thống của đồng bào M’nông bản địa bên hồ Lắk vào làm du lịch để tăng thêm thu nhập cho bà con xã viên và cộng đồng dân cư ở các buôn Lê, buôn Jun.
Hợp tác xã duy trì đội cồng chiêng với 15 nghệ nhân, sử dụng 8 nhà sàn, 20 thuyền độc mộc phục vụ khách du lịch thăm, nghỉ ngơi, thưởng thức văn hóa cộng đồng làng buôn như diễn tấu cồng chiêng, múa hát, phục dựng các nghi lễ truyền thống như lễ cúng bến nước, lễ cúng sức khoẻ cho voi, lễ trưởng thành...
Tuy nhiên, điều đáng lo ngại nhất hiện nay là đàn voi của hợp tác xã ngày càng già (hiện nay đàn voi có tuổi đời từ 40-60) nên 10 hay 15 năm nữa đàn voi sẽ giảm dần nếu chính quyền địa phương, các ngành chức năng không làm tốt công tác bảo tồn, tạo điều kiện cho voi nhà sinh sản./.
Nguồn: TTXVN/Vietnam+