Giới thiệu giá trị di sản Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Huế
Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên - Huế hiện có hơn 1.300 hình ảnh, hiện vật, tài liệu trưng bày về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng và đạo đức cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong đó nhấn mạnh hai nội dung chủ yếu là "Những năm tháng Bác Hồ và gia đình Người ở Huế," "Thừa Thiên - Huế với Bác Hồ và Bác Hồ với Thừa Thiên - Huế".
Hiện các tư liệu, hiện vật về Bác Hồ được bổ sung dày thêm qua các năm, bởi Thừa Thiên - Huế là địa phương in đậm dấu ấn thời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Huế với khoảng 20 di tích và địa điểm di tích về Bác Hồ hoặc liên quan trực tiếp đến gia đình Người.
Riêng đầu năm 2012, Thừa Thiên - Huế đã tiếp nhận, bổ sung hơn 100 tư liệu và hiện vật về Chủ tịch Hồ Chí Minh do các ông Hồ Đôi, Hồ Vĩnh, Nguyễn Hữu Hoàng, Huỳnh Văn Bê và bà Nguyễn Thị Dục trao tặng.
Trong đó, đáng chú ý có một số hiện vật chứng minh cho giai đoạn Chủ tịch Hồ Chí Minh và gia đình sống, lao động, học tập tại Huế những năm đầu thế kỷ XX, như cơi trầu, bình vôi, giấy viết, sách học trò xưa...
Đây là sự đóng góp quý báu của các cá nhân, thể hiện tình cảm và lòng thành kính, tri ân đối với Bác Hồ kính yêu; đồng thời góp phần làm phong phú thêm nội dung trưng bày tại Bảo tàng Hồ Chí Minh tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngoài Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên - Huế, hệ thống di tích Bác Hồ ở Thừa Thiên - Huế với các địa điểm nổi bật như Nhà lưu niệm 112 Mai Thúc Loan, địa điểm mai táng bà Hoàng Thị Loan (thân mẫu Bác Hồ) tại núi Bân, khu lưu niệm đình làng Dương Nỗ ở Phú Vang (nơi Bác Hồ và thân sinh đã sinh sống trong những năm tháng ông Nguyễn Sinh Sắc dạy học tại đây); Trường Quốc Học Huế, nơi người thanh niên Nguyễn Tất Thành từng theo học và tham gia phong trào nông dân chống thuế tại Trung Kỳ…
Đặc biệt, Nhà lưu niệm 112 Mai Thúc Loan - Huế hiện có giá trị riêng biệt không nơi nào có. Nơi này, thân mẫu của Bác - bà Hoàng Thị Loan đã qua đời trong cơ hàn cùng người con trai út.
Hiện di tích vẫn còn lưu giữ ngôi nhà cổ ba gian, một số vật dụng sinh hoạt, khung cửi dệt vải bà Loan đã sử dụng những ngày cuối đời.
Hoặc Khu lưu niệm đình làng Dương Nỗ cũng là một di tích tiêu biểu trong hệ thống di tích lưu niệm thời niên thiếu của Bác Hồ tại Thừa Thiên - Huế, mang dấu ấn khá sâu đậm trong thời gian hai năm Bác Hồ theo cha và anh về sinh sống, học tập tại làng Dương Nỗ (1898-1900).
Cùng với ngôi nhà lưu niệm Bác Hồ ở Dương Nỗ, Đình làng Dương Nỗ, Bến Đá, Am Bà đã khắc ghi trong trí nhớ của Bác về kỷ niệm tuổi thơ trong sáng, với một làng quê đã từng ôm ấp quãng đời thơ ấu của Bác Hồ kính yêu.
Thay vì bó hẹp bằng việc báo công dâng Bác, hoặc tổ chức tham quan cho học sinh, sinh viên vào các dịp lễ, tết, nếu biết kết nối các điểm di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Huế lại với nhau, thì đây sẽ trở thành tour du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.
Vấn đề hiện nay là Thừa Thiên - Huế cần mở các tour, tuyến du lịch; đồng thời tập huấn cho đội ngũ hướng dẫn viên về di tích lịch sử cách mạng, trong đó có hệ thống di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh để trang bị kiến thức cũng như tinh thần cách mạng, tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc cho đội ngũ này, bởi họ sẽ làm vai trò cầu nối giữa di tích với du khách. Có như vậy, giá trị di sản Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Huế sẽ đến rộng rãi với công chúng hơn.../.
Riêng đầu năm 2012, Thừa Thiên - Huế đã tiếp nhận, bổ sung hơn 100 tư liệu và hiện vật về Chủ tịch Hồ Chí Minh do các ông Hồ Đôi, Hồ Vĩnh, Nguyễn Hữu Hoàng, Huỳnh Văn Bê và bà Nguyễn Thị Dục trao tặng.
Trong đó, đáng chú ý có một số hiện vật chứng minh cho giai đoạn Chủ tịch Hồ Chí Minh và gia đình sống, lao động, học tập tại Huế những năm đầu thế kỷ XX, như cơi trầu, bình vôi, giấy viết, sách học trò xưa...
Đây là sự đóng góp quý báu của các cá nhân, thể hiện tình cảm và lòng thành kính, tri ân đối với Bác Hồ kính yêu; đồng thời góp phần làm phong phú thêm nội dung trưng bày tại Bảo tàng Hồ Chí Minh tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngoài Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên - Huế, hệ thống di tích Bác Hồ ở Thừa Thiên - Huế với các địa điểm nổi bật như Nhà lưu niệm 112 Mai Thúc Loan, địa điểm mai táng bà Hoàng Thị Loan (thân mẫu Bác Hồ) tại núi Bân, khu lưu niệm đình làng Dương Nỗ ở Phú Vang (nơi Bác Hồ và thân sinh đã sinh sống trong những năm tháng ông Nguyễn Sinh Sắc dạy học tại đây); Trường Quốc Học Huế, nơi người thanh niên Nguyễn Tất Thành từng theo học và tham gia phong trào nông dân chống thuế tại Trung Kỳ…
Đặc biệt, Nhà lưu niệm 112 Mai Thúc Loan - Huế hiện có giá trị riêng biệt không nơi nào có. Nơi này, thân mẫu của Bác - bà Hoàng Thị Loan đã qua đời trong cơ hàn cùng người con trai út.
Hiện di tích vẫn còn lưu giữ ngôi nhà cổ ba gian, một số vật dụng sinh hoạt, khung cửi dệt vải bà Loan đã sử dụng những ngày cuối đời.
Hoặc Khu lưu niệm đình làng Dương Nỗ cũng là một di tích tiêu biểu trong hệ thống di tích lưu niệm thời niên thiếu của Bác Hồ tại Thừa Thiên - Huế, mang dấu ấn khá sâu đậm trong thời gian hai năm Bác Hồ theo cha và anh về sinh sống, học tập tại làng Dương Nỗ (1898-1900).
Cùng với ngôi nhà lưu niệm Bác Hồ ở Dương Nỗ, Đình làng Dương Nỗ, Bến Đá, Am Bà đã khắc ghi trong trí nhớ của Bác về kỷ niệm tuổi thơ trong sáng, với một làng quê đã từng ôm ấp quãng đời thơ ấu của Bác Hồ kính yêu.
Thay vì bó hẹp bằng việc báo công dâng Bác, hoặc tổ chức tham quan cho học sinh, sinh viên vào các dịp lễ, tết, nếu biết kết nối các điểm di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Huế lại với nhau, thì đây sẽ trở thành tour du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.
Vấn đề hiện nay là Thừa Thiên - Huế cần mở các tour, tuyến du lịch; đồng thời tập huấn cho đội ngũ hướng dẫn viên về di tích lịch sử cách mạng, trong đó có hệ thống di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh để trang bị kiến thức cũng như tinh thần cách mạng, tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc cho đội ngũ này, bởi họ sẽ làm vai trò cầu nối giữa di tích với du khách. Có như vậy, giá trị di sản Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Huế sẽ đến rộng rãi với công chúng hơn.../.
Nguồn: TTXVN