Kinh nghiệm thống kê du khách nội địa trên thế giới
Theo hướng dẫn của Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO), khái niệm khách du lịch nội địa được diễn giải như sau:
Khách du lịch (Visitors): Các cá nhân khi thực hiện các chuyến đi du lịch như trên được gọi là khách du lịch.
Khách du lịch quốc tế (lnbound-outbound visitors) là khách du lịch thực hiện chuyến đi ra khỏi quốc gia mà họ cư trú. Chuyến đi được xác định là lượt xuất - nhập cảnh tại các cửa khẩu quốc tế của quốc gia.
Khách du lịch nội địa (Domestic visitors) là khách du lịch thực hiện chuyến đi trong quốc gia mà họ cư trú. Chuyến đi được xác định từ nơi môi trường sống thường xuyên đến khi trở về nơi xuất phát.
Hầu hết các quốc gia đều thống nhất về việc xác định thời gian và mục đích cho chuyến đi nhưng việc xác định nội hàm của "môi trường sống thường xuyên lại không thống nhất. Mỗi quốc gia khác nhau quy định nội hàm của khái niệm khách đu lịch nội địa khác nhau. Theo một nghiên cứu thực hiện ở Tây Ban Nha, sử dụng định nghĩa khác nhau về môi trường sống thường xuyên sẽ dẫn đến sự khác biệt hơn 30% trong tổng số các chuyến đi được thực hiện bởi cư dân của Tây Ban Nha.
Điều đó có nghĩa là, UNWTO chấp nhận các khái niệm khách du lịch nội địa khác nhau ở các quốc gia khác nhau, chỉ nhấn mạnh mục đích xác định khách du lịch nội địa nhằm tính toán tác động của nhóm này trong các hoạt động kinh tế của riêng từng quốc gia thành viên.
Trong hầu hết các quốc gia được khảo sát việc xác định chuyến đi du lịch nội địa thường được xét theo các thuộc tính: khoảng cách của chuyến đi (1 chiều) tính từ nơi ở, nơi học tập hoặc nơi làm việc; thời gian chuyến đi, tần suất chuyến đi; mục đích chính của chuyến đi; chuyến đi có hoặc không thuê sử dụng các dịch vụ du lịch ở nơi đến.
Sau đây là tổng hợp tham khảo kinh nghiệm và phương pháp thống kê khách du lịch nội địa ở một số quốc gia trên thế giới.
Ân Độ
Sử dụng hệ thống khái niệm của UNWTO, với khách du lịch nội địa, xác định môi trường sống thường xuyên là nơi ở và nơi làm việc, học tập nhưng không nói rõ xã, huyện hay tỉnh, hay khoảng cách bán kính là bao nhiêu tuy nhiên trong phương pháp điều tra thì lấy địa giới quận huyện để xác định chuyến đi.
Việc xác định số chuyến đi của khách du lịch nội địa được thực hiện tại cấp tiểu bang và vùng lãnh thổ. Cấp quốc gia tổng hợp cộng số liệu của các địa phương.
Ở cấp tiểu bang và vùng lãnh thổ triển khai phương pháp thống kê theo điều tra hộ gia đình, điều tra tại điểm du lịch, điều tra tại cơ sở lu trú, điều tra tại điểm ra khỏi địa giới quận, huyện.
Việc tổ chức điều tra không đồng nhất phương án điều tra chưa đồng bộ giữa các tiểu bang, dẫn đến những hạn chế cơ bản về kết quả tổng hợp quốc gia: không phân tổ theo nhóm khách (trong ngày, qua đêm, theo mục đích chuyến đi…), kết quả số liệu được công bố theo năm.
Trung quốc
Trung Quốc sử dụng các khái niệm và định nghĩa về du lịch nội địa theo các khuyến nghị quốc tế về thống kê du lịch.
Khách du lịch nội địa là cá nhân cụ thể đang thực hiện chuyến đi ra ngoài môi trường sống thường xuyên (hơn 10km) trong thời gian không quá 1 năm liên tục, với mục đích chính của chuyến đi không liên quan đến hoạt động kiếm tiền nơi họ đến. Khách du lịch nội địa được phân chia như sau:
Khách du lịch (tourist) hay khách nghỉ qua đêm (overnight visitor): chuyến đi có nghỉ qua đêm tại cơ sở lưu trú du lịch.
Khách trong ngày (same-day visitor) hay khách tham quan (excursionist): chuyến đi dài hơn 5 tiếng và không nghỉ qua đêm tại cơ sở lưu trú du lịch.
Điều tra về du lịch nội địa Trung Quốc lần đầu tiên được thực hiện bởi Tổng cục Du lịch Trung Quốc (CNTA) và Cơ quan Thống kê Trung Quốc (CNBS) vào năm 1 993. Hiện nay, Trung Quốc tiến hành phương pháp điều tra tại hộ gia đình theo từng quý. Mẫu điều tra gồm 10.000 dân thành phố và 10.000 dân nông thôn.
Từ năm 1993 - 2010, hình thức phỏng vấn là trực tiếp mặt đối mặt. Từ năm 2011 đến nay phỏng vấn qua điện thoại. Hình thức phỏng vấn qua điện thoại gặp phải khó khăn là tỉ lệ trả lời câu hỏi thấp do người trả lời có xu hướng từ chối trả lời các cuộc phỏng vấn tẻ nhạt. Để khắc phục tình trạng này, CNTA đã đơn giản hóa bảng câu hỏi nhằm giảm bớt thời gian phỏng vấn, chỉ yêu cầu người được phỏng vấn nhớ lại ngẫu nhiên chi tiêu trong 1 chuyến đi; lọc số điện thoại, xóa những số không tồn tại để tăng hiệu quả điều tra.
Malaysia
Các khái niệm được sử dụng cho du lịch tham khảo theo Sách chỉ dẫn về các khuyến nghị quốc tế về thống kê du lịch IRTS 2008 (the International Recommendations for Tourism Statistics 2008).
Bộ Du lịch Malaysia làm Chủ tịch Ban chỉ đạo về tài khoản vệ tinh du lịch. Tổng cục Thống kê Malaysia làm Chủ tịch ủy ban chuyên môn về thống kê du lịch. Tổng cục Thống kê Malaysia (DOSM) đã tiến hành điều tra du lịch nội địa từ năm 2007 đến nay để thu được các số thống kê về du lịch nội địa (năm một lần). Báo cáo Điều tra du lịch nội địa đã có cho các năm 2008, 2009, 2010. Trong khi đó, báo cáo cho năm 2011 hoàn thành vào cuối tháng 3/2012.
Phương pháp điều tra tiến hành phỏng vấn mặt đối mặt với những người đã được chọn. Thông tin chi tiết liên quan đến du lịch nội địa sẽ được thu thập từ tất cả các thành viên hộ gia đình từ 15 tuổi trở lên. Khung mẫu điều tra hộ gia đình quốc gia được tạo ra từ tổng điều tra dân số và nhà ở. Cỡ mẫu 4.000 khu nhà (EB - Enumeration Block) hoặc 34.000 hộ gia đình (living quarters).
Indonesia
Dữ liệu về khách nội địa của lndonesia lấy từ "Điều tra kinh tế xã hội quốc gia" (National Socio Economic Survey - NSES) được thực hiện theo quý từ năm 2011 (trước đây được tiến hành theo năm). Mẫu điều tra cho từng quý là 75.000 hộ gia đình trong cả nước. Từ NSES sẽ thống kê được số chuyến đi của hộ gia đình và tổng số khách du lịch nội địa từng quý.
lndonesia xác định khách du lịch nội địa là người dân lndonesia tự đi lại trong lãnh thổ lndonesia, ra khỏi môi trường sống thường xuyên thời gian ít hơn 6 tháng, mục đích của chuyến đi không phải là học tập hoặc để kiếm tiền ở nơi họ đến (họ đi với mục đích du lịch; ở tại khách sạn hoặc cơ sở lưu trú thương mại; khoảng cách khứ hồi của chuyến đi bằng hoặc hơn 100km).
Thông tin liên quan đến du lịch nội địa thu được từ cuộc “Điều tra kinh tế xã hội quốc gia" gồm: số lượng khách du lịch nội địa theo nguồn gốc theo tỉnh có điểm đến du lịch chính, mục đích chuyến đi và đặc điểm nhân khẩu học của khách du lịch nội địa.
Điều tra chi tiêu của khách du lịch nội địa được tiến hành riêng (theo cơ cấu chi tiêu) và những đặc điểm khác của du lịch nội địa. Cuộc điều tra được tiến hành tại 86 quận, huyện ở toàn bộ 33 tỉnh ở lndonesia.
Trần Trí Dũng – Lê Thị Phương Anh