Công nhận thêm 14 di tích quốc gia đặc biệt
Di tích lịch sử Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh; Di tích lịch sử Đền Hai Bà Trưng (huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội); Di tích lịch sử Đền Hát Môn (huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội); Di tích lịch sử Khu di tích Nhà Trần tại Đông Triều (huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh); Di tích lịch sử Rừng Trần Hưng Đạo (huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng); Di tích lịch sử Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải (huyện Vĩnh Linh và huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị); Di tích lịch sử Thành cổ Quảng Trị và những địa điểm diễn ra sự kiện 81 ngày đêm năm 1972 (thị xã Quảng Trị, huyện Hải Lăng và huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị); Di tích lịch sử Chiến thắng Chương Thiện (thành phố Vị Thanh và huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang); Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Đền Phù Đổng (huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội); Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Hồ Hoàn Kiếm và Đền Ngọc Sơn (quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội); Di tích kiến trúc nghệ thuật Đình Tây Đằng (huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội); Di tích kiến trúc nghệ thuật Chùa Bút Tháp (huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh); Di tích kiến trúc nghệ thuật Chùa Dâu (huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh); Danh lam thắng cảnh Quần đảo Cát Bà (huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng).
Trước đó, Chính phủ cũng đã 3 lần công nhận di tích quốc gia đặc biệt. Như vậy, qua 4 đợt công nhận, cả nước đã có 48 di tích quốc gia đặc biệt. Trong đó, Hà Nội đang là nơi có nhiều di tích quốc gia đặc biệt nhất./.