Dân dã bánh bèo
Người miền Tây có cách ăn bánh bèo rất lạ. Bánh bèo được xếp ra đĩa, chan ngập nước mắm và thêm ít nước cốt dừa lên mặt. Khi ăn, không chỉ ăn bánh mà còn húp cả "nước" để cảm nhận hết vị ngọt, mặn pha lẫn béo của nó.
Cái tên nghe rẻ rúng như một nỗi niềm nhưng nó đuợc xem như thứ "món ngon đường phố" thuộc loại xa xưa nhất trong lịch sử hàng rong. Bánh này có xuất xứ từ đất Thần Kinh nhưng ngày nay đã phổ biến cả ba miền Bắc Trung
Bèo dạt mây trôi
Gọi là bánh bèo, đơn giản là vì hình dạng của nó mỏng mảnh, tròn trịa như áng bèo hay biết đâu đó là cách chơi chữ của dân gian bởi giá nó cũng... bèo như thế đấy. Cách làm thì khá đơn giản, chỉ cần có ít gạo làm bột, tôm khô làm nhân, chén sành, nồi hấp là đã có ngay một cỗ bánh bèo đãi bà con khắp xóm. Nếu kể cho tỉ mỉ thì phải làm như sau: gạo xay thành bột nhỏ, đem ngâm nước để bột có độ dẻo vừa phải. Sau đó trộn chút mỡ rồi đổ vào các chén nhỏ trẹt lòng (nhưng phải là loại chén người xưa hay dùng, gọi là chén bông cỏ làm bằng đất nung hoặc chén sành). Khi đổ bột phải đổ sao cho khéo để bánh thật mỏng và hình dáng giống như một cánh bèo rồi xếp vào xửng hấp hơi cho đến khi bánh vừa chín tới là được.
Khi bánh chín cho thêm gia vị như tôm giã thật nhỏ, một ít dầu béo tưới lên chén bánh trước khi ăn. Trên những cánh bèo trắng muốt, nổi lên phần nhân đo đỏ, tưởng tượng giống như áng mây ráng chiều. Ăn bánh bèo mà đâm ra thi vị hẳn. Thưởng thức bánh bèo đúng cách là phải ăn bánh trong từng chén nhỏ đúng kiểu nhà quê chứ không cho ra đĩa, càng không dùng muỗng nĩa thông thường mà phải dùng một thanh tre vót nhẵn như hình lưỡi dao để cắt bánh mới thú vị. Ở Sài Gòn thì khó bắt gặp các bà, các chị bưng mẹt bánh bèo rao khắp xóm như xứ Bắc hay Trung mà thường chỉ có những quán cóc ven đường. Vài ba chén bánh bèo chưng trong tủ kính để khách đi đường qua lại biết mà ghé, thậm chí "bảng hiệu" cũng khiêm tốn, ghi đúng hai chữ "bánh bèo" trên miếng giấc các-tông, thế là đủ. Ai bảo tên bánh là bèo làm chi để mãi phải chịu kiếp hàng rong?
Nói là vậy nhưng ngày nay nhiều nhà hàng đã mang đặc sản này tiếp thị cho thực đơn của mình, nhất là các nhà hàng Huế. Bên cạnh bánh nậm, bánh bột lọc, quai vạc... thì không thể thiếu vị trí của chiếc bánh bèo chén, bình dị đấy nhưng thanh tao lạ.
Mẩn mê nước chấm
Đối với những món ăn có nước chấm là từ nước mắm thì phải mặc nhiên công nhận rằng món ngon nhờ nước chấm. Thiếu nó, món ăn trở nên nhạt nhẽo, vô vị và nói như người nhà quê là... lãng nhách. Đương nhiên cũng phải một món ngon thế nào khi hòa với nước mắm đã pha mới có vị béo bùi, mặn nồng chứ. Cách làm nước chấm bánh bèo cũng đặc trưng lắm. Lấy nước luộc tôm khô hòa với nước mắm ngon, đường, tỏi và ớt bằm thật nhuyễn, thêm vào một ít chanh hoặc giấm, khuấy đều. Nước chấm cần làm sao cho thật vừa, không mặn không nhạt và hơi ngọt một chút. Có thể thêm cà rốt xắt sợi để làm tăng sự hấp dẫn. Thậm chí nếu muốn đậm đà, nhiều người cho hẳn tôm khô đã băm nhuyễn vào chén nước chấm, ngọt và thơm đến mỡ màng.
Bánh bèo cũng thật lạ, dù ăn nóng hay nguội đều ngon cả. Khi ăn nóng, kèm nước mắm cay trong những ngày trời se se lạnh sẽ thấy ấm lòng. Còn khi ăn nguội, bánh hơi dai, cắn nghe sừn sựt, giòn cả tai, nuốt vào mà... lạnh bụng. Bánh bèo cũng là thứ mà các bà, các chị chọn khi ăn hàng bởi nó vừa rẻ, vừa ngon lại dễ ăn, đến mà gọi một hai chén cũng không ai phàn nàn chi, mỗi chén một ít, ăn cho đỡ thèm cũng được.
Bánh bèo ba miền
Bánh bèo thì cũng có loại mặn và ngọt. Bánh bèo mặn xứ Huế nổi tiếng là bánh bèo tôm chấy, còn ở những tỉnh miền Trung khác người ta chỉ cho phần hành lá phi xanh thêm ít tốp mỡ vàng lên mặt làm nhân, miền
Suy cho cùng, bánh bèo chỉ khác ở cách làm nhân còn hình dạng và bột bánh thì hầu như giống nhau. Người miền