Nam Định: Lưu giữ, bảo tồn ngôi làng cổ Dịch Diệp
Được hình thành từ đầu TK 11, làng cổ Dịch Diệp xưa kia có tên gọi là Dịch Diệp Trang thuộc huyện Tây Chân – Chấn Sơn Nam, nay thuộc xã Trực Chính – huyện Trực Ninh – tỉnh Nam Định. Làng hình thành theo phong cách chung của làng văn hóa Việt cổ truyền thống với nhiều nét đẹp cổ kính, đi vào lòng người nhiều dấu ấn khó phai.
Đầu làng đến cuối làng đều có cổng làng, có đường đi qua các làng bên. Trải qua thời gian dài, làng cổ Dịch Diệp chỉ còn duy nhất 1 cổng làng phía Nam đứng bên cạnh cây cầu cuốn bắc qua con sông thơ mộng.
Một góc làng cổ Dịch Diệp
Theo các cụ cao niên trong làng, thì Làng cổ Dịch Diệp được hình thành từ thời nhà Lý, dưới thời vua Lý Thái Tổ, thuở ban đầu làng tập chung làm nghề canh nông, sau này mở thêm nghề dệt cửi, lúc này nghề dệt cửi bắt đầu hình thành và phát triển trên vùng đất Dịch Diệp cổ.
Một trong những ngôi nhà cổ của làng vẫn còn được lưu giữ
Thế nhưng qua thời gian dài, những nét Việt cổ của làng Dịch Diệp dường như đang phai nhạt theo năm tháng cùng với sự phát triển của xã hội nên nhu cầu công việc của con người cũng thay đổi. Nghề dệt không được trú trọng nhiều bởi thu nhập không cao.