Bảo tàng Dân tộc học trưng bày về văn hóa Công giáo đương đại Việt Nam
Ngày 10/12/2008, lần đầu tiên Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam tổ chức phòng trưng bày có chủ đề "Sống trong bí tích - văn hóa Công giáo đương đại Việt Nam" nhằm giới thiệu kết quả sau 2 năm nghiên cứu, sưu tầm của cán bộ Bảo tàng về cuộc sống của người Công giáo.
Công giáo ra đời đầu công nguyên tại Jerusalem, có tổ chức toàn cầu, có hệ thống giáo lý quy định cả lối sống của các tín đồ. Với hơn 2.000 năm tồn tại, Công giáo đã lan toả tới nhiều nước và du nhập vào Việt Nam từ thế kỷ 16. Từ năm 1960, hệ thống tổ chức giáo hội Công giáo Việt Nam được kiện toàn hơn và do chính các Giám mục và Tổng giám mục quản lý.
Hiện nay, ở Việt Nam có gần 6 triệu tín đồ Công giáo với 26 giáo phận được quy tụ thành 3 tổng giáo phận là Hà Nội, Huế và Thành phố Hồ Chí Minh. Lối sống và văn hóa bản địa đã làm phong phú thêm việc thực hiện những nghi thức và nghi lễ Công giáo ở Việt Nam.
Với hơn 120 hiện vật cùng ảnh, bài viết, các câu chuyện, phim video, phòng trưng bày giới thiệu về đời sống của cộng đồng người Công giáo thông qua các nghi lễ liên quan đến những giai đoạn lớn của mỗi cuộc đời như Lễ Rửa tội, Thêm sức, Hôn phối;, các ngày lễ lớn trong năm của cộng đồng như lễ Giáng sinh, Phục sinh, và một số nghề thủ công truyền thống phục vụ đời sống Công giáo như nghề thêu, làm tượng, làm kèn.
Phòng trưng bày chủ yếu đề cập đến khía cạnh văn hoá của người Công giáo vùng đồng bằng Bắc bộ; bên cạnh đó có liên hệ với một số cộng đồng Công giáo ở miền Trung, miền Nam, kể cả người Công giáo Việt Nam ở nước ngoài.
Bảo tàng cũng thiết kế những chương trình phù hợp cho gia đình và trẻ em trên 6 tuổi tự tìm hiểu và khám phá về văn hoá Công giáo Việt Nam thông qua các trò chơi vẽ và trang trí trứng phục sinh, nặn các con vật, làm đèn, hang đá... Những buổi thuyết trình, nói chuyện giữa các nhà khoa học với công chúng sẽ giúp khách tham quan hiểu thêm về cuộc sống và văn hoá đang dạng, phong phú của người Công giáo đương đại Việt Nam.
Phòng trưng bày kéo dài đến ngày 10/5/2009.
Hiện nay, ở Việt Nam có gần 6 triệu tín đồ Công giáo với 26 giáo phận được quy tụ thành 3 tổng giáo phận là Hà Nội, Huế và Thành phố Hồ Chí Minh. Lối sống và văn hóa bản địa đã làm phong phú thêm việc thực hiện những nghi thức và nghi lễ Công giáo ở Việt Nam.
Với hơn 120 hiện vật cùng ảnh, bài viết, các câu chuyện, phim video, phòng trưng bày giới thiệu về đời sống của cộng đồng người Công giáo thông qua các nghi lễ liên quan đến những giai đoạn lớn của mỗi cuộc đời như Lễ Rửa tội, Thêm sức, Hôn phối;, các ngày lễ lớn trong năm của cộng đồng như lễ Giáng sinh, Phục sinh, và một số nghề thủ công truyền thống phục vụ đời sống Công giáo như nghề thêu, làm tượng, làm kèn.
Phòng trưng bày chủ yếu đề cập đến khía cạnh văn hoá của người Công giáo vùng đồng bằng Bắc bộ; bên cạnh đó có liên hệ với một số cộng đồng Công giáo ở miền Trung, miền Nam, kể cả người Công giáo Việt Nam ở nước ngoài.
Bảo tàng cũng thiết kế những chương trình phù hợp cho gia đình và trẻ em trên 6 tuổi tự tìm hiểu và khám phá về văn hoá Công giáo Việt Nam thông qua các trò chơi vẽ và trang trí trứng phục sinh, nặn các con vật, làm đèn, hang đá... Những buổi thuyết trình, nói chuyện giữa các nhà khoa học với công chúng sẽ giúp khách tham quan hiểu thêm về cuộc sống và văn hoá đang dạng, phong phú của người Công giáo đương đại Việt Nam.
Phòng trưng bày kéo dài đến ngày 10/5/2009.
Nguồn: website Vietnamplus