Tu bổ, tôn tạo, mở rộng di tích chùa Đót Tiên (Thanh Hóa)
Di tích chùa Đót Tiên, tỉnh Thanh Hóa đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thỏa thuận chủ trương lập dự án tu bổ, tôn tạo, mở rộng để bảo tồn và phát huy giá trị bằng nguồn kinh phí xã hội hóa.
Chùa Đót Tiên. Nguồn: vuonhoaphatgiao.com
Đó là nội dung tại văn bản số 517/BVHTTDL-DSVH ngày 15/02 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch gửi Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo cơ quan chức năng lựa chọn đơn vị tư vấn thiết kế có đủ điều kiện, năng lực hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích để lập dự án tu bổ, tôn tạo, mở rộng di tích chùa Đót Tiên theo quy định, trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định.
Di tích chùa Đót Tiên (hay còn gọi là chùa Du Xuyên) thuộc Cụm di tích và thắng cảnh Lạch Bạng, xã Hải Thanh, huyện Tĩnh Gia. Chùa gồm 5 gian tiền đường và 2 gian hậu cung là nơi bài trí 26 pho tượng Phật. Phía trước sân thượng và sân dưới phân thành hai cấp rộng 16 m có bia và nhà che bia hình lục giáp, cấu trúc theo kiểu gác chuông 2 tầng. Kề với chùa là phủ Mẫu - có cấu trúc giống nơi thờ Liễu Hạnh Công chúa. Vào những năm thuộc thế kỷ XIX, XX, chùa được mở mang, trùng tu với kiến trúc hình chữ "Đinh". Trong chùa hiện còn lưu giữ nhiều tượng, bia, chuông cổ có giá trị nghệ thuật.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo cơ quan chức năng lựa chọn đơn vị tư vấn thiết kế có đủ điều kiện, năng lực hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích để lập dự án tu bổ, tôn tạo, mở rộng di tích chùa Đót Tiên theo quy định, trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định.
Di tích chùa Đót Tiên (hay còn gọi là chùa Du Xuyên) thuộc Cụm di tích và thắng cảnh Lạch Bạng, xã Hải Thanh, huyện Tĩnh Gia. Chùa gồm 5 gian tiền đường và 2 gian hậu cung là nơi bài trí 26 pho tượng Phật. Phía trước sân thượng và sân dưới phân thành hai cấp rộng 16 m có bia và nhà che bia hình lục giáp, cấu trúc theo kiểu gác chuông 2 tầng. Kề với chùa là phủ Mẫu - có cấu trúc giống nơi thờ Liễu Hạnh Công chúa. Vào những năm thuộc thế kỷ XIX, XX, chùa được mở mang, trùng tu với kiến trúc hình chữ "Đinh". Trong chùa hiện còn lưu giữ nhiều tượng, bia, chuông cổ có giá trị nghệ thuật.
Nguồn: Cinet