Nhìn ra thế giới

Dạo quanh những vườn thú nổi tiếng tại châu Á

Cập nhật: 20/06/2017 15:03:21
Số lần đọc: 4588
Cuộc sống hiện đại của con người khiến không gian sống của động vật hoang dã bị thu hẹp lại, khoảng cách của con người và thiên nhiên càng xa hơn. Vì vậy, vườn thú là nơi bảo toàn và nuôi dưỡng nhiều loài động vật, cũng là nơi mang thế giới hoang dã đến gần con người hơn. Không ít người lựa chọn tham quan vườn thú như một phần không thể thiếu cho chuyến đi khám phá vùng đất mới của mình. Dưới đây là những gợi ý không tồi cho bạn trong chuyến du lịch Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan.

Vườn thú Tân Trúc (Hsinchu) – Đài Loan
Vườn thú Tân Trúc nằm trên đường Cao Hùng là vườn thú lâu đời nhất tại Đài Loan, được xây dựng vào năm 1936 bởi người Nhật. Tuy không gian vườn thú không quá rộng lớn nhưng đây cũng là một điểm đến thú vị trong chuyến du lịch Đài Loan của cả gia đình bạn.

Thời gian gần đây, để biến sở thú trở thành nơi vui chơi bổ ích, và phục vụ cả mục đích nghiên cứu, giáo dục, sở thú đã được cải tạo cả cơ sở vật chất lẫn sự đa dạng của các loài động vật. Hiện vườn thú này là ngôi nhà của hơn 300 con vật gồm hơn 100 loài: tê giác, công, sư tử Brngal, gấu Malay,… trong đó có hơn 70 động vật thuộc nhóm cần bảo tồn. Để khuyến khích sự phát triển của động vật, không gian sinh sống của các loài động vật được thiết kế rất gần với thiên nhiên hoang dã.

Vườn thú Ueno – Nhật Bản
Vườn thú Ueno mở cửa năm 1882, là vườn thú lâu đời nhất Nhật Bản, nằm trong công viên Ueno Onshi Koen thuộc Taito-ku, thủ đô Tokyo cũng là một trong những điểm đến thu hút du khách nhất khi đến với du lịch Nhật Bản. Vườn thú lớn nhất Nhật Bản này là ngôi nhà của khoảng 400 loài động vật gồm nhiều động vật qúi hiếm. Vườn thú được thiết kế khá gần với môi trường sống tự nhiên của từng loài vật, cho du khách những trải nghiệm thú vị.

Để thuận tiện cho quá trình tham quan và quản lý, vườn thú được chia thành 2 khu vực là khu phía Đông và khu phía Tây. Ở khu phía Đông nổi bật có “nhà gấu trúc khổng lồ”, nhiều loài chim hoang dã của Nhật, sơn dương Nhật Bản… Khu phía Tây gồm một khu sinh sống của hơn 50 loài thú nhỏ, một khu của các loài bò sát lưỡng cư, khu rừng cho khỉ Aye-Aye, vườn thú dành cho trẻ em, nơi khách tham quan có thể sờ vào động vật…
Để biến nơi đây trở thành một địa điểm vui chơi bổ ích, vườn thú Ueno mở cửa miễn phí cho học sinh từ tiểu học trở xuống, ngoài ra còn nhiều ngày đặc biệt mở cửa miễn phí cho học sinh trung học và cả người già trên 60 tuổi.

Vườn thú Seoul – Hàn Quốc
Vườn thú Seoul thuộc công viên lớn Seoul nằm ở phía nam thành phố Seoul, tọa lạc dưới chân núi Cheonggye, thành phố Gwacheon, tỉnh Gyeonggy. Vườn thú Seoul có tổng diện tích lên tới 250hecta, được chia thành 77 môi trường sống khác nhau. Vườn thú này là một trong những điểm đến khó bỏ qua trong chuyến du lch Hàn Quc của không ít du khách.

Đây là công viên sinh thái đầu tiên và sở hữu vườn thú lẫn vườn thực vật lớn nhất Hàn Quốc. Hiện nay, có khoảng hơn 3.600 động vật thuộc 311 loài khác nhau đang sinh sống tại đây. Để tham quan hết được không gian vườn thú, du khách có thể đi xe buýt miễn phí của sở thú, chạy qua 10 trạm dừng, trên mỗi xe còn có hướng dẫn viên để hành trình tham quan thêm thuận tiện hơn.

Bạn có thể chiêm ngưỡng loài hổ Siberia, hồng hạc, hà mã, hươu cao cổ,... và khu nhà khổng lồ dành cho các loài chim. Khu sinh sống của các loài chim này được đánh giá thuộc hàng lớn nhất châu Á, còn có một đài quan sát được bố trí riêng để du khách được ngắm nhìn nhiều loài chim quý hiếm. Ngoài ra, vườn thú cũng đầu tư rất nhiều vào thảm thực vật, với nhiều cây cổ thụ quý và vườn hoa được cắt tỉa đẹp mắt.

Điều đáng tự hào nhất của Vườn thú Seoul chính là việc nó là môi trường sống tốt cho các loài động vật linh trưởng như khỉ gorilla, đười ươi, tinh tinh… Vườn thú thậm chí còn lắp hệ thống sưởi ấm dưới sàn để đảm bảo nhiệt độ của chuồng nuôi vào mùa đông lạnh giá.

CÔNG TY DU LỊCH TRANSVIET
Địa chỉ: 170-172 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 6 Quận 3, TP. HCM
Điện thoại: (08) 3930 3044
Website: www.transviet.com.vn

Nguồn: transviet.com.vn

Cùng chuyên mục

TIN NỔI BẬT