Hà Nội: Xây dựng sản phẩm du lịch làng nghề Phú Xuyên
Ngày 17/10/2018, Sở Du lịch Hà Nội đã phối hợp với UBND huyện
Phú Xuyên (Hà Nội) tổ chức chưởng tình khảo sát, xây dựng sản phẩm du
lịch làng nghề.
Cơ sở khảm trai của nghệ nhân Nguyễn Đình Hà
Trong chương trình khảo sát, đoàn đã khảo sát thực tế làng nghề khảm
trai xã Chuyên Mỹ, khu nhà cổ và làng nghề may mặc xã Vân Từ, làng nghề
giày da xã Phú Yên. Cũng trong khuôn khổ chương trình khảo sát, Sở Du
lịch Hà Nội cũng phối hợp với UBND huyện Phú Xuyên tổ chức chương trình
tọa đàm, ghi nhận ý kiến góp ý của các doanh nghiệp lữ hành, các cơ quan
báo chí để xây dựng các khu vực làng nghề trở thành điểm đến du lịch có
khả năng thu hút du khách.
Nhìn chung, các điểm đến đều có tiềm năng phát triển thành điểm đến du
lịch làng nghề. Tuy nhiên, các ý kiến góp ý cho rằng, để trở thành điểm
đến du lịch, cần sự phối hợp của nhiều yếu tố. Địa phương cần quy hoạch
lại không gian làng nghề, có khu sản xuất, khu trải nghiệm, khu trưng
bày giới thiệu sản phẩm; sắp xếp lại quy trình sản xuất, cho phép du
khách cùng tham gia trải nghiệm trong một công đoaòn sản xuất, chế tác
sản phẩm, ưu tiên cho du khách được mua sản phẩm mà bản thân họ cùng
tham gia trải nghiệm; đảm bảo vệ sinh môi trường, xây dựng nhà vệ sinh
phục vụ du khách. Địa phương cũng cần chú ý xây dựng mô hình đón tiếp và
phục vụ du khách phù hợp, tạo cảnh quan môi trường, cắm biển chỉ dẫn,
cung cấp thông tin ban đầu về điểm đến cho du khách…
Trưởng phòng Quản lý Lữ hành – Sở Du lịch Hà Nội Trịnh Xuân Tùng khẳng
định: Thế mạnh của huyện Phú Xuyên là làng nghề; địa phương cần chú ý
đầu tư, quy hoạch và khai thác theo hướng phát triển điểm đến du lịch
làng nghề. Để khai thác du lịch, địa phương cần quan tâm nhiều đến cảnh
quan môi trướng, đảm bảo xanh, sạch, đẹp, vệ sinh tốt cũng như lắp đạt
các biển báo, chỉ dẫn cho du khách tham quan. Bên cạnh đó, địa phương
cũng phải có kế hoạch cụ thể, quy hoạch các phân khu chức năng đón tiếp,
phục vụ khách, dịch vụ bổ trợ. Ông Trịnh Xuân Tùng nhấn mạnh: “Phú
Xuyên phải phối hợp, kết nối tốt với các doanh nghiệp lữ hành; hướng đến
xây dựng địa phương thành một điểm đến trong chuỗi điểm đến của một
hành trình tour du lịch được các doanh nghiệp chào bán cho du khách”.
Nguồn: Báo Du lịch