Giới thiệu nét đặc sắc của kho tàng nghệ thuật dân gian Việt Nam
Ðoàn gồm NSND Bùi Ðắc Sừ, các NSƯT Nguyễn Thế Phiệt, Trần Thị Quyền (Vân Quyền), Phạm Thị Duy do GS Hoàng Chương làm trưởng đoàn. Liên hoan thu hút sự tham gia của các nước châu Á nhằm giữ gìn và phát huy vốn nghệ thuật dân gian của mỗi quốc gia trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới và mở rộng giao lưu văn hóa quốc tế. Liên hoan còn có sự góp mặt của một số nước ở các châu lục khác có mối quan tâm về lĩnh vực này.
Ðoàn nghệ thuật dân gian Việt Nam dự buổi khai mạc liên hoan tại Tokyo sau đó sẽ biểu diễn tại Ô-xa-ca, và tham gia cuộc hội thảo khoa học về nghệ thuật dân gian châu Á. Các thành viên của đoàn đều là những nghệ sĩ xuất sắc dày công rèn luyện, tu dưỡng trong kho tàng nghệ thuật dân gian Việt Nam rất phong phú và đa dạng đã trở thành tinh hoa văn hóa dân tộc. Chương trình biểu diễn của đoàn tập trung vào các bộ môn: chèo, quan họ và hát xẩm. Chèo là tinh hoa ca múa nhạc dân gian của vùng đồng bằng Bắc Bộ thể hiện bản sắc rất đặc trưng của dân tộc, của nền văn minh lúa nước. Các chiếu chèo của vùng nông thôn xưa vẫn có sức sống trong cuộc sống hiện đại. NSƯT Vân Quyền và nghệ sĩ Thùy Dung trình bày trích đoạn Thị Mầu lên chùa trong vở chèo kinh điển Quan Âm Thị Kính, Vân Quyền thông qua vai Thị Mầu đã thể hiện sức sống mãnh liệt và khát vọng của con người vượt qua các rào cản, trở ngại để sống thật với mình. Nhân vật Thị Mầu từ bao đời vẫn được nhắc đến trong dân gian vì chứa đựng chất nhân văn trong đó. NSƯT Vân Quyền cùng với tốp hát nữ còn trình bày tiết mục Ba giá hát chầu văn rất sôi động trong các điệu nhạc rộn rã. Hát văn còn gọi là chầu văn hay hát bóng là loại hình ca hát cổ truyền của Việt
Tốp hát nam nữ quan họ đưa lên sân khấu diện mạo của một bộ môn nghệ thuật có sức lan tỏa mạnh ở vùng Kinh Bắc. Trong kho tàng dân ca Việt
Xẩm là bộ môn nghệ thuật dân gian rất độc đáo của Việt
Ðoàn nghệ thuật dân gian Việt