Nam định: Phát hiện ấn cổ quý
Chiếc ấn mới phát hiện được làm bằng gỗ, sơn son thếp vàng; mặt ấn hình chữ nhật, có kích thước 13,9 x 13,6 cm, dày 3 cm, có khắc nổi 4 chữ Hán theo kiểu chữ triện là Trần Triều Quốc Bảo, tạm dịch là Vật báu quốc gia của Vương triều Trần; núm ấn có hình sư tử hý cầu cao 9 cm.
Theo các cụ cao niên tại khu di tích thời Trần, tương truyền trước đây có một chiếc ấn “Trần Triều Chi Bảo” hoặc “Trần Triều Quốc Bảo” được thờ tự tại khu vực đền Trần nhưng đã bị thất lạc từ lâu. Chiếc ấn mới phát hiện ở điện Văn Lộc có thể là chiếc ấn bị thất lạc theo tương truyền hoặc là ấn khắc phỏng của chiếc ấn bị thất lạc.
Sau khi phát hiện ấn cổ, UBND tỉnh Nam Định đã mời các chuyên gia, các nhà khoa học thuộc Viện Khảo cổ học, Viện Hán nôm, Hội đồng Giám định cổ vật Quốc gia giám định, bước đầu kết luận: Ấn “Trần Triều Quốc Bảo” là ấn cổ, quý; ấn có niên đại khoảng cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX.
Như vậy, dù chỉ là ấn dùng cho thờ tự chứ không dùng trong hoạt động hành chính dưới Vương Triều Trần nhưng ấn Trần Triều Quốc Bảo có ý nghĩa rộng lớn hơn và niên đại sớm hơn so với ấn đang được sử dụng trong lễ Khai ấn đền Trần hiện nay (Ấn được dùng trong lễ Khai ấn đền Trần hiện nay có nội dung: Trần miếu tự điển, có nghĩa Điển lệ thờ tự tại miếu nhà Trần và được khắc vào đầu thế kỷ XX).
Được biết, tỉnh Nam Định đang phối hợp với các cơ quan ở Trung ương chuẩn bị tổ chức hội thảo khoa học về “Lễ khai ấn đền Trần”, trong đó có nội dung về việc