Amazôn (Nam Mỹ) - một con sông độc đáo
Lưu vực sông Amazôn bao phủ phần lớn rừng Amazôn, là khu rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới, có diện tích khoảng 7 triệu cây số vuông, bằng 21 lần diện tích Việt Nam ta và rộng gần bằng nước Trung Quốc bao la.
Khu lưu vực Amazôn trải rộng trên lãnh thổ những quốc gia đại lục nam châu Mỹ, đó là: Bolivia, Brazil, Colombia, Ecuador, French, Guiana, Guyana, Peru, Suriname và Vê-nê-zu-ê-la, nó đại diện cho 1/2 kiểu rừng mưa đang có trên hành tinh. Rất đa dạng, phong phú về thực vật và động vật xen nhau.
Từ ngàn xưa, đã có hơn 1000 chi lưu (sông nhánh) từ những quốc gia kể trên chảy vào dòng Amazôn, tạo thành một hệ thống sông dày đặc, trong đó có đến 17 sông nhánh, mỗi nhánh dài đến 1.500 cây số. Lưu vực Amazôn rộng bằng 40% tổng diện tích đại lục nam Mỹ và bằng 2 lần diện tích lưu vực sông Công gô ở Phi châu.
Lượng nước mưa hàng năm đổ xuống lưu vực sông Amazôn lớn hơn tổng lượng nước của 10 con sông lớn của thế giới cộng lại, và chiếm khoảng 20% lưu lượng nước của các dòng sông trên thế giới và có sự dẫn lưu lớn nhất hành tinh.
Amazôn và nhiều chi lưu dài như thế nhưng lại là con sông độc đáo nhất hành tinh, ngắn như con sông Hồng chảy qua Việt Nam chỉ khoảng trên 400 cây số, đã có tới cả chục cây cầu đã và đang được xây dựng trên sông, còn Amazôn cho đến nay vẫn là con sông "mồ côi" cầu, chưa có 1 cây cầu bắc qua, những quốc gia Nam Mỹ có sông chảy qua không phải là nghèo, điều đơn giản xảy ra sự kiện này vì người ta không tìm ra một điểm bắc cầu phù hợp, đây cũng là hiện tượng độc đáo của một con sông nổi tiếng thế giới là Amazôn...