Nhìn ra thế giới

Pháo đài cổ Khazneh và Petra của Jordani

Cập nhật: 11/06/2009 09:14:38
Số lần đọc: 2132
Nằm giữa Trung Đông, miền đất đã sinh ra ba tô giáo lớn, với biết bao di tích và truyền thuyết cùng những biến cố lịch sử. Mảnh đất đó từng in dấu chân những nhân vật truyền thuyết và lịch sử nổi tiếng, từ chúa Jesus, Hoàng đế Hy Lạp Alexander the Great (356-323 trước công nguyên), giáo chủ Ai Cập Saladin (1137-1193) đến những đạo quân Thập tự chinh châu Âu đông đúc và dai dẳng. Đó cũng là nơi mà nhiều nền văn minh thế giới đã để lại dấu ấn.

Thủ đô Aman của vương quốc Jordani được xây trên 7 ngọn đồi. Đây là một trung tâm hành chính, thương mại tấp nập với hàng loạt khách sạn, nhà hàng. Tuy nhiên, ở đó trên ngọn đồi Citaden lại là một nhà cổ La Mã đã 2000 tuổi được giữ gìn rất cẩn thận.

 

Trước hết là Umm Oais bây giờ là mảnh đất của thành phố Garada cổ xưa, nơi người La Mã đã chiếm từ tay người Do Thái vào năm 63 trước công nguyên. Truyền thuyết nói rằng đó là nới sống chủ yếu của Chúa Jesus thời niên thiếu.

 

Cách đây không xa là Jerash, một tỉnh lỵ có từ thời La Mã. Những gì còn lại ở đây sau hàng ngàn năm biến động vẫn đủ làm du khách sững sờ. Những dãy hàng rào xây bằng cột đá cao sừng sững chạy dài hàng trăm mét, những lăng tẩm và nhà thờ, dấu tích của thành quách cổ xưa. Theo truyền thuyết những chiến binh của Alexander the Great trên đường chinh phục phương Đông đã xây nó vào năm 332 trước công nguyên. người ta cũng tin rằng Chúa đã dừng chân ở đây trên đường truyền giáo đến Jerusalem. Mười thế kỷ sau, những người lính Thập tự chinh châu Âu đã giành lại được. Sau đó là thời kỳ nó bị bỏ hoang. Không biết là di tích này đã bị vùi và ngủ im trong cát bao lâu, nhưng mãi đến năm 1806, một nhà du lịch người Đức mới tình cờ phát hiện được.

 

Từ Jerash về phía Tây, vượt qua vườn quốc gia Diblin, du khách sẽ tời làng. Vào thế kỷ thứ 12, làng Ajlun là nới đóng quân của tướng Usama, một trong số những tướng lĩnh của giáo chủ Ai Cập Saladin. Trên ngọn đồi cao nhất này, Usama đã cho xây dựng một pháo đài và giờ đây nó được coi là viên ngọc của kiến trúc Á Rập cổ.

 

Biển Chất là một địa danh thu hút khách du lịch bởi tính kỳ dị của nó. Nằm ở độ sâu 392 mét dưới mực nước biển. Biển Chết được coi là điểm thấp nhất của bề mặt trái đất. Với độ mặn có hàm lượng muối lên tới 33% không sinh vật nào sống nổi cả dưới nước lẫn trên bờ, do đó nó có tên là “Biển Chết”. Và và còn nữa, dưới lòng sâu của nó, người ta nói rằng có tới hai thành phố là Sodom và Gomorrah bị chôn vùi từ thời cổ xưa.

 

Rải rác trên khắp đất nước Jordani là các lâu đài cổ và pháo đài.

Vì nó được trang trí khá đẹp. Qaer Kharanch và Amara là những lâu đài cổ đẹp nhất. tại đó vẫn còn lại những bức trang khắc trên tường rất sống động. Một điều thú vị là ngày nay, chính những đàn chim di trú mới đúng là chủ nhân của các lâu đài cổ.

Jordani cũng có khá nhiều pháo đài cổ Azraq là một pháo đài có từ thời La Mã, nhưng vẫn được du kích quân dùng ở hồi đầu thế kỷ 20 trong công cuộc giải phóng đất nước khỏi ách chiếm đóng của Thổ Nhĩ Kỳ.

 

Con đường vua (The King‘s Highway) từ thủ đô Amman đi Aquava nổi tiếng không chỉ ở Jordani mà còn khắp Trung Đông. Dọc theo con đường đó là hàng loạt những di tích và truyền thuyết về một thời kỳ đấy biến động. Đẹp nhất trong số đó và có thể nói đẹp nhất ở Jordani là pháo đài Khazneh ở Petra, Khazneh có nghĩa là kho báu. Hơn 2000 năm trước, bộ tộc người Nabataens đã chọn địa thế hiểm trở này để “sáng tạo” nên pháo đài của họ. Thật vậy, vẻ đẹp của Khazneh đặc biệt dưới nắng chiều, được coi là vẻ đẹp có một không hai trên hành tinh.

 

Với chất đá nhiều màu, trong đó chủ yếu là hồng và đỏ, pháo đài Khazneh dưới nắng chiều phản chiếu là một cái gì đó thuộc về siêu thực, đầy sức gợi cảm và ám ảnh.

 

Tu viện khổng lồ Deir và Hầm mộ La Mã là hai công trình nổi tiếng khác ở Petra. Cũng vì chất đá nhiều màu độc đáo và tầm vóc của di tích mà du khách sẽ không ngần ngại trên non 1000 bậc đá dưới nắng trời gay gắt Petra luôn là điểm du lịch ưa thích hàng đầu.

 

Đền Jordani. Người ta đến Petra qua một khe núi hẹp dài km: đền đài, lăng tẩm và cung điện được đẽo trong những vách đá cát kết hồng, tạo thành một khung cảnh tuyệt vời hoà trộn các truyền thống phương Đông với phong cách kiến trúc Hy Lạp-La Mã. Hiện nay, các điều kiện khí quyển và sự bào mòn đang làm hư hại di tích này. Các nhà chuyên môn đã đến nghiên cứu tại chỗ các nguyên nhân làm đá bị thoái hoá và một cuộc khảo sát đo đạc bằng chụp ảnh đã được tiến hành. Ủy ban bảo vệ di sản thế giới mới đây đã tài trợ cho nhà cầm quyền Jordani để bảo tồn Petra và trùng tu lăng cung. Petre được ghi vào Danh sách di sản thế giới năm 1985.
Nguồn: Di sản thế giới

Cùng chuyên mục

TIN NỔI BẬT