Non nước Việt Nam

Nà Tông (Tuyên Quang): Một thoáng bình yên

Cập nhật: 06/07/2010 09:26:19
Số lần đọc: 2020
Từ đỉnh núi Pù Phe Hán, phóng tầm mắt nhìn về bản Nà Tông, xã Thượng Lâm (Nà Hang), du khách không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của một làng quê vùng cao. Dãy núi mờ sương trùng điệp trải dài uốn lượn ngang lưng trời. Dưới chân núi cánh đồng lúa chín vàng.
Ông Nguyễn Văn Thành, Trưởng bản Nà Tông cho biết, những ngọn núi đá trùng điệp bao quanh một thung lũng rộng đã tạo cho Nà Tông một vẻ đẹp nên thơ, có thể phát triển thành điểm du lịch lý tưởng. Anh Đoàn Trọng Vinh, một thành viên trong đoàn du khách Hà Nội tâm sự: Đến thăm Nà Tông chúng được thưởng thức những món ăn mang dấu ấn riêng của ẩm thực địa phương, được bà con đón tiếp bằng tình cảm nồng ấm, chân thành. Vào buổi tối, chúng tôi được nghe các tiết mục văn nghệ độc đáo. Trong ánh lửa hồng bập bùng cháy, khuôn mặt những cô gái của bản với trang phục truyền thống say sưa hát các điệu then, điệu cọi, nhìn họ đẹp tựa như những nàng tiên giữa núi rừng bao la. Ông Lộc Minh Tân, Trưởng phòng Văn hoá và Thông tin Nà Hang cho biết, UBND huyện Nà Hang đang có chương trình xây dựng làng văn hoá du lịch Nà Tông với các nét văn hoá tiêu biểu, đặc sắc như: Dệt thổ cẩm, các điệu cọi, điệu then; xây dựng đội văn nghệ phục vụ khách du lịch. Huyện đã tổ chức cho một số cán bộ, nhân dân xã Thượng Lâm và bản Nà Tông đi tham quan, học hỏi mô hình làng văn hoá du lịch Mai Châu (Hoà Bình).

Theo Trưởng bản Nà Tông Nguyễn Văn Thành, Nà Tông có di tích xưởng Quân khí H52. Đây là nơi sản xuất diêm tiêu phục vụ kháng chiến chống thực dân Pháp giai đoạn từ năm 1950-1954. Nà Tông còn có di tích chùa Phúc Lâm được khởi dựng từ thời nhà Trần. Nhiều di vật lịch sử hiện còn lưu giữ tại chùa, như: Tảng kê chân cột bằng đá xanh, mảng trang trí vật liệu kiến trúc bằng đất nung, bình đồ kiến trúc của ngôi chùa xưa, các mảnh tháp đất nung cùng hệ thống tượng thờ độc đáo.

Ông Hoà Văn Biết, người coi và quét dọn chùa cho biết, hàng năm số lượng du khách đến tham quan dâng hương tại chùa rất đông, nhất là vào dịp lễ hội Lồng Tông đầu năm. Để cảnh quan chùa luôn đẹp và thoáng mát, hàng ngày ông thường xuyên quét dọn chùa, mỗi khi có du khách đến tham quan dâng hương ông đều hướng dẫn và chỉ bảo họ tận tình chu đáo. Bên cạnh đó, ông còn là một “hướng dẫn viên” giới thiệu về lịch sử và nguồn gốc của chùa cho du khách.     

 

Nguồn: Website Tuyên Quang

Cùng chuyên mục

TIN NỔI BẬT