Du lịch Nghệ An phấn đấu trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh
Với trên 82 km bờ biển, nhiều bãi tắm của Nghệ An đã trở thành điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong nước và quốc tế như: Cửa Lò, Nghi Thiết, Quỳnh Bảng, Quỳnh Phương... Nghệ An là vùng đất địa linh nhân kiệt, có truyền thống lịch sử lâu đời và nền văn hóa đặc sắc, với trên 1000 di tích văn hoá lịch sử, cách mạng và các lễ hội, làng nghề mang đậm bản sắc xứ Nghệ, mà nổi bật nhất là khu di tích Kim Liên quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Danh nhân văn hoá thế giới.
Nghệ An còn có vị trí địa lý nằm trên tuyến giao thông đường bộ, đường sắt xuyên Việt và tuyến hành lang kinh tế Đông Tây nối Thái Lan, Lào, Mianma với biển Đông theo đường 7, đường 8, có sân bay và cảng biển thuận lợi cho giao lưu hợp tác kinh tế và phát triển du lịch.
Trong 5 năm tới (2011-2015) nền kinh tế đất nước ngày càng hội nhập sâu với thế giới, quan hệ hợp tác phát triển kinh tế của Nghệ An với các tỉnh trong cả nước và khu vực được mở rộng, nhất là theo tuyến hành lang kinh tế Đông Tây, nhiều chương trình dự án, khu kinh tế, khu công nghiệp đang được triển khai và phát huy hiệu quả thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
Tuy nhiên, du lịch Nghệ An đang chịu áp lực cạnh tranh rất lớn của các tỉnh trong vùng trong khi nguồn lực đầu tư cho du lịch còn hạn hẹp; mặt khác những tồn tại hạn chế chưa thể khắc phục ngày một ngày hai sẽ là trở lực khó khăn không nhỏ.
Để đảm bảo cho sự tăng trưởng cao và bền vững trong giai đoạn mới, du lịch Nghệ An xác định mục tiêu và một số nhiệm vụ trọng tâm của nhiệm kỳ 2011-2015 như sau:
Về mục tiêu tổng quát: Đưa du lịch thực sự là một ngành kinh tế quan trọng với bước phát triển mạnh và bền vững; đến năm 2015, Nghệ An trở thành một trong những trung tâm du lịch vùng Bắc Trung Bộ, là một điểm đến hấp dẫn của khách du lịch trong và ngoài nước có cơ sở vật chất, kỹ thuật tương xứng là vùng trọng điểm du lịch cả nước, với các sản phẩm du lịch độc đáo nổi bật là Khu di tích Kim Liên - quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh, bãi tắm Cửa Lò và du lịch sinh thái văn hóa miền Tây Nghệ An.
Tăng nhanh tỷ trọng GDP du lịch trong cơ cấu kinh tế, tạo ra sự liên kết và thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển. Phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường, phát huy giá trị truyền thống văn hoá xứ Nghệ, góp phần giải quyết việc làm và thu nhập cho cộng đồng dân cư, đặc biệt là đồng bào các dân tộc ở vùng sâu, vùng xa.
Phấn đấu đến năm 2015 đón 4.300.000 lượt khách lưu trú, tăng bình quân 10,2%/năm; trong đó có 200.000 lượt khách quốc tế.
Doanh thu dịch vụ du lịch: 2.300 tỷ đồng, tăng bình quân 20,4%/năm.
Trọng tâm sẽ tập trung hoàn thiện và nâng cấp các khu, điểm du lịch hiện có, đầu tư xây dựng một số khu, điểm du lịch mới với các sản phẩm du lịch đa dạng, có sức hấp dẫn để thu hút khách du lịch trong nước và nước ngoài, trong đó trọng tâm là khai thác có hiệu quả quần thể Khu Di tích Kim Liên gắn với hệ thống các di tích trên địa bàn Nam Đàn trở thành khu du lịch quốc gia, là điểm nhấn đặc biệt cho thương hiệu du lịch Nghệ An và tuyến du lịch đường Hồ Chí Minh, đường 46 lên cửa khẩu Thanh Thủy và Vườn quốc gia Pù Mát.
Phát triển bền vững sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng biển trên cơ sở xây dựng Cửa Lò thành đô thị du lịch có môi trường trong sạch, dịch vụ đa dạng, hấp dẫn đồng thời tích cực đầu tư một số khu nghỉ dưỡng cao cấp ven biển: bán đảo Lan Châu gắn với đảo Ngư, Nghi Thiết, đền Cuông - Cửa Hiền, Đông Hồi; Kết hợp du lịch nghỉ dưỡng với du lịch văn hóa tâm linh, du lịch hội nghị, hội thảo ; từng bước triển khai quy hoạch phát triển du lịch sinh thái hồ Khe Gỗ (Nghi Lộc), hồ Vực Mấu (Quỳnh Lưu), hồ Xuân Dương (Diễn Châu).
Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án du lịch thành phố Vinh và vùng phụ cận: Khu lâm viên Núi Quyết - Bến Thủy, Khu vui chơi giải trí du lịch hồ Cửa Nam, Khu du lịch sinh thái ven sông Lam gắn với nâng cấp các di tích lịch sử, công trình văn hóa như: Quảng trường Hồ Chí Minh, thành cổ Vinh, đền Hồng Sơn, đền Quang Trung, đền Hoàng Mười, chùa Cần Linh, hệ thống các bảo tàng, Trung tâm Điện ảnh, Thư viện tỉnh,...từng bước hình thành tuyến du lịch ven sông. Xúc tiến kêu gọi đầu tư vào khu du lịch thác Xao Va, khu du lịch thác Kèm gắn với các tua du lịch đi bộ, leo núi trong Vườn quốc gia, du lịch trên sông Giăng, du lịch tìm hiểu văn hóa cộng đồng làng bản dân tộc Con Cuông, Quỳ Châu.
Khai thác các tuyến du lịch hiện có và từng bước triển khai các tuyến du lịch mới, gắn du lịch văn hóa tâm linh với các lễ hội truyền thống, trong đó: tập trung khai thác phát triển các tuyến du lịch nội tỉnh để phát huy thế mạnh tiềm năng du lịch; ưu tiên phát triển các tuyến du lịch đường bộ liên tỉnh, liên vùng, trong đó các tuyến du lịch từ Vinh tới thủ đô Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, TP.Hồ Chí Minh, Lào, Thái Lan nhằm làm cầu nối giữa du lịch tỉnh Nghệ An với các vùng du lịch khác trong cả nước và các nước trong khu vực. Từng bước khai thông tuyến du lịch đường hàng không để tổ chức nối tuyến du lịch liên tỉnh, thành phố với du lịch quốc tế đến các nước bạn Lào, Trung Quốc, Hồng Kông....
Đẩy mạnh công tác quảng bá, xúc tiến du lịch, mở rộng thị trường. Trong những năm tới thị trường nội địa vẫn có ý nghĩa quyết định đối với du lịch Nghệ An. Bên cạnh việc tiếp tục quảng bá mở rộng thị trường các tỉnh phía Bắc mà trọng tâm là Hà Nội, thúc đẩy khai thác thị trường miền Nam và các tỉnh miền Trung Tây Nguyên đi theo đường Hồ Chí Minh và đường không về thăm quê hương Bác Hồ.
Tiếp tục khai thác thị trường Thái Lan, Lào và các nước
Phối hợp với các tỉnh phía Bắc đẩy mạnh xúc tiến thu hút khách du lịch Trung Quốc đến Nghệ An, nhất là từ các tỉnh Quảng Tây, Quảng Đông, Vân
Xây dựng nguồn nhân lực du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch trước mắt và lâu dài. Trong đó, tập trung bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý kinh doanh, đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghiệp vụ, ngoại ngữ cho hướng dẫn viên, thuyết minh viên, kỹ thuật chế biến món ăn, nghiệp vụ buồng, bàn, lễ tân...Khuyến khích liên kết giữa các cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp để phát triển hình thức đào tạo theo địa chỉ, đơn đặt hàng. Nâng cao chất lượng đào tạo của các cơ sở đào tạo nghề du lịch trong tỉnh, đặc biệt là về kỹ năng thực hành, đạt chuẩn chung của tiêu chuẩn quốc gia (VTOS) và thông lệ quốc tế.