Istanbul (Thổ Nhĩ Kì), nơi giao thoa văn hóa nhân loại
Thổ Nhĩ Kì là quốc gia đạo Hồi nên cứ chạy trên đường 5 phút là lại bắt gặp nhà thờ Hồi giáo. Buổi sớm tầm 5h lơ mơ ngủ đã nghe tiếng Kinh Koran và tiếng nhạc cầu nguyện nỉ non vang vọng khắp phố phường.
Những mái vòm khum khum, hay ngọn tháp nhọn sừng sững, được chấm phá bằng các đường lượn sóng uyển chuyển thanh thoát… tất cả đã để lại ấn tượng mạnh mẽ trong lòng tôi.
Tiêu biểu nhất có lẽ phải nhắc đến khu Sultan Ahmet, với điểm nhấn là Blue Mosque. Nhà thờ có tên gọi này vì được lát ngoài bằng 20.000 viên gạch tráng men xanh dương nhạt. Lúc chiều tà, ánh xanh dương huyền bí làm cả khung cảnh như lắng đọng lại. Phần sân phía trước Blue Mosque còn có bồn nước như là nơi rửa tay linh thiêng cho các tín đồ với những chiếc vòi xinh xinh bằng đồng nâu khảm hình hoa cúc 7 cánh.
Cầm trên tay bản đồ đã rất chi tiết mà tôi gần như bị lạc. Chỉ biết mải miết đi và khám phá từng ngõ ngách. Đây là một khu công trình kiến trúc quy mô kèm theo cả lăng tẩm của vua Sultan Ahmet và hoàng hậu, những phòng nghỉ lớn được dát cẩm thạch và điện cầu nguyện chạm trổ hoa văn màu mè, bảo tàng và vết tích của 1 đấu trường trung cổ, hoành tráng và uy nghiêm xiết bao.
Bề ngoài đã lung linh, kiến trúc và họa tiết bên trong từng thánh đường cũng không kém phần độc đáo. Những đường viền cửa sổ được trang trí cầu kì bắt mắt Nghe bảo ngày xưa toàn thắp nến, mỗi lần tới giờ cầu nguyện phải châm nến trước 1giờ mới xong cả tòa nhà. Bây giờ thì khác rồi, thánh đường nào cũng có hệ thống đèn chùm vàng rực treo là là mặt đất. Sức ấm của đèn không quá gắt, chỉ mơn man dịu nhẹ đổ xuống, khiến cơ thể dễ chịu cực kì. Bảo sao các bạn bên Thổ rất chăm chỉ đi cầu nguyện.
Điểm độc đáo nữa mà chỉ tìm thấy ở
Tôi đến lâu đài Dolmabahce vào một ngày nắng đẹp. Đặc trưng bởi lối chạm khắc tinh xảo kiểu Châu Âu, Dolmabahce khiến du khách không khỏi xuýt xoa thán phục. Cả tòa kiến trúc trắng muốt tinh khôi như bừng sáng chói lòa.
Lâu đài có hơn 200 phòng được chia theo từng khu, này là phòng ăn hoàng tộc với những bức tranh hoa quả rực rỡ; phòng thư giãn có những lan can to nhìn thẳng ra dòng Bosphorus, được bày biện thêm cả 1 giàn nhạc cụ thu nhỏ; khu tiếp khách đại sứ giăng rèm đỏ rực với bàn ghế và giấy dán tường màu hồng phấn xuyệt tông; và không thể bỏ qua Dolmabahce Mosque, được mệnh danh là thánh điện đạo Hồi nguy nga nhất Istanbul.
Càng đi sâu vào lâu đài, tôi càng như mơ. Anh hướng dẫn viên người Thổ dong dỏng cao mặc bộ trang phục truyền thống viền hoa văn nền nã, nét mặt tươi cười thấp thoáng hình hài của 1 vị hoàng tử sống trong tiểu thuyết nghìn lẻ một đêm.
Tôi cũng có dịp đi thăm bảo tàng khảo cổ học
Nơi mua sắm nổi tiếng bậc nhất
Tôi vừa lướt qua đã ưng ý ngay bộ đèn nạm thủy tinh lấp lóa, treo trong phòng ăn thì tuyệt hảo. Giá cả tuy cũng phải cò kè chút đỉnh nhưng nhìn chung là hợp lý, và bác bán hàng thì sau cuộc nói chuyện hỏi han thân tình đã quyết định tặng tôi thêm 1 chiếc đế cắm nến xinh xinh, làm tôi sướng tít cả mắt lại.
Nói tới Thổ Nhĩ Kì, không ai không biết món Doner Kebap. Miếng thịt nướng xiên mềm ngọt, kẹp trong bánh mì giòn rụm và những lát rau xà lách tươi ngon, thêm chút nước sốt màu nâu hổ phách và mayonee. Thơm nức nở. Còn có cả macaroni rưới sữa chua và nước sốt tỏi cà, vị chua dịu lạ miệng.
Người Thổ dùng cơm hoặc mì làm món chính, kèm thịt gà hoặc thịt bò, khai vị bằng súp bột và salad. Trong bữa họ ít ăn tiêu ớt, chính vì thế khi tôi hỏi xin ớt bột gia vị, bác chủ nhà lúng túng tìm mãi, cuối cùng đành đưa tôi chai tương ớt thay thế. Có lẽ đó cũng là lí do giải thích việc làn da của các bạn Thổ lúc nào cũng mịn màng căng mọng như 1 trái đào tươi rói.
Người Thổ ưa ngọt nên nhìn đâu cũng thấy các nhà hàng chuyên bán món tráng miệng. Rice pudding làm từ trứng sữa, dẻo quánh như kem vani, sau đó, được đưa vào lò nướng để tạo ra một lớp váng giòn tan bề mặt. Múc từng thìa lên, màu vàng ruộm sóng sánh ngọt lịm tan ngay trong miệng.
Kẹo dẻo của Thổ khá giống ở Việt
Tôi lang thang nhiều ngõ ngách của