Hành trang lữ khách

Nét đẹp nhà sàn truyền thống xứ Thanh

Cập nhật: 01/12/2010 14:12:08
Số lần đọc: 2363
Trong đời sống, sinh hoạt của đồng bào miền núi xứ Thanh, ngôi nhà sàn là một phần rất quan trọng, bởi nó không chỉ là nơi chở che, nghỉ ngơi của họ, mà còn chứa đựng trong đó nhiều giá trị văn hóa riêng, độc đáo.

Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, nhà sàn chủ yếu là của dân tộc Thái và Mường, được phân bố chủ yếu ở các huyện: Mường Lát, Quan Hóa, Quan Sơn,  Lang Chánh, Bá Thước,  Ngọc Lặc, Thạch Thành, Cẩm Thủy, Như Xuân, Thường Xuân. Hiện nay, tỉnh Thanh Hóa đã và đang triển khai một số dự án đầu tư khôi phục những ngôi nhà sàn truyền thống, nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. 

Nếp nhà sàn truyền thống của đồng bào miền núi xứ Thanh.
 
Ngày nay, do chi phí xây dựng nhà sàn bằng gỗ khá cao, nên thay bằng gỗ, đồng bào đã sử dụng các vật liệu xây dựng khác thay thế như gạch, ngói, xi-măng...
 
Một ngôi nhà sàn truyền thống của người Thái, Mường thường là 3 gian trở lên và là nơi sinh sống của một gia đình gồm nhiều thế hệ.
 
Mặc dù, nhà sàn truyền thống của đồng bào Thái, Mường có những nét đặc trưng riêng, nhưng có một quy chuẩn đó là số bậc cầu thang của nhà bắt buộc phải là số lẻ; tổng số cửa ra, vào và cửa sổ cũng phải là số lẻ…
 
… và thông thường trong mỗi gia đình đều có một khung dệt vải được đặt bên ô cửa sổ.

Nguồn: Báo Thanh Hóa

Cùng chuyên mục