Độc đáo kiến trúc dinh thự họ Vương ở Hà Giang
Giữa thung lũng của cao nguyên đá Đồng Văn, nổi lên một khu đất hình mai rùa, được ví như là "thần Kim Quy". Phía trước ngôi nhà là hai quả núi hình mâm xôi tượng trưng cho cuộc sống đầy đủ, ấm no. Khu dinh thự họ Vương là di tích kiến trúc nghệ thuật độc đáo thuộc xã Lũng Phìn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Dinh thự do ông vua Mèo Vương Chính Đức xây dựng. Vương Chính Đức vốn là người lao động của thổ ty Hoàng Tự Bình nhưng lại có uy tín trong vùng nên được Pháp cân nhắc làm chánh tổng. Khi Hoàng Tự Bình già yếu, Vương Chính Đức lên thay. Sau khi vua Mèo đệ nhất Vương Chính Đức mất, người con trai thứ hai của ông là Vương Chí Sình (vua Mèo đệ nhị) đã đứng ra chèo lái sự nghiệp nhà họ Vương.
Dinh thự họ Vương là chỗ kiêm pháo đài của dòng họ Vương Chính Đức, nơi đây lưu giữ bằng chứng phản ánh chế độ thổ ty phong kiến miền núi điển hình của dân tộc Mông ở Đồng Văn, Hà Giang. Gọi là "Nhà Vương" bởi nó như một pháo đài của "vua Mèo" Vương Chính Đức, vừa là nơi ở vừa là nơi làm việc của gia tộc họ Vương. Để khẳng định vai trò và quyền uy của mình, vua Mèo đã cho xây dựng một khu tư dinh bề thế, với nhiều công trình phụ trợ khác làm nổi bật nét vương giả giữa vùng cao nguyên. Kiến trúc nhà Vương mô phỏng một phần kiến trúc đời Thanh (Trung Quốc) kết với hoa văn của người Mông, là sự hoà quyện giữa các nguyên liệu được chế biến ngay tại địa phương như: đá xanh, gỗ sa mộc và ngói đất nung lợp theo lối âm dương. Trải qua bao nắng mưa, bão gió, có chỗ đã bị thời gian mài mòn nhưng về cơ bản khu dinh thự họ Vương vẫn giữ được hình dáng xưa cũ. Kiến trúc dinh thự họ Vương gồm tiền dinh, trung dinh và hậu dinh được thiết kế mang phong cách quyền quý thời phong kiến. Dinh thự họ Vương được xây trong khoảng 10 năm và tốn khoảng 150 nghìn đồng bạc trắng. Hầu hết thợ xây dựng là người Hồi vùng Vân