Non nước Việt Nam

Ngọt thơm thốt nốt An Giang

Cập nhật: 29/06/2011 09:45:45
Số lần đọc: 3281
Vùng Bảy Núi (Thất Sơn), thuộc hai huyện Tịnh Biên và Tri Tôn, tỉnh An Giang, được xem như là xứ sở thốt nốt của Việt Nam. Cuộc sống người Khmer ở An Giang gắn bó với cây thốt nốt đã bao đời. Người ta có thể làm ra rất nhiều sản phẩm độc đáo từ cây thốt nốt như: đường, chè, đũa, quạt, thậm chí còn chế biến được cả bia thốt nốt...

Quả và cùi thốt nốt gần giống quả dừa non, mỗi thường có ba múi, to gấp 2, 3 lần múi mít, trắng ngần, mềm, ngọt mát và thơm hơn cùi dừa non. Thốt nốt được người dân Khmer An Giang trồng để nấu loại đường thốt nốt thơm ngon, nổi tiếng.

Nguyên liệu để nấu đường thốt nốt chính là nước lấy từ nhụy hoa, mỗi đầu bông thốt nốt một ngày cho khoảng ½ lít nước. Ngày ngày, vào buổi sớm và đầu giờ chiều người nấu đường lại trèo lên vạt bớt phần đầu nhụy hoa sau đó buộc bình để hứng.

Nước thốt nốt trải qua nhiều công đoạn như: khử mùi chua, kết tinh, nấu … được nấu theo cách truyền thống trên bếp lò đun bằng vỏ chấu. Sau khoảng 3 đến 4 giờ nước sánh lại, người nấu đường dùng gậy đánh đều tay cho đến khi đường đặc thành phẩm mang màu vàng đậm, đục chứ không trong như màu mỡ gà.

Vị ngọt thanh, thơm ngon của đường thốt nốt là điều du khách nhắc mãi khi nhớ về An Giang.

Nguồn: QĐND

Cùng chuyên mục

TIN NỔI BẬT