Tuyên Quang: Tạo ra các sản phẩm độc đáo phục vụ du lịch
Ở 7 huyện, thành phố trong tỉnh, lâu nay đã hình thành và xây dựng được những sản phẩm riêng, độc đáo và đặc trưng cho từng vùng. Huyện Nà Hang, Lâm Bình có rượu ngô men lá nổi tiếng. Chiêm Hóa có sản phẩm bánh gai, rượu chuối, mắm cá ruộng. Hàm Yên nổi bật với thương hiệu cam sành, gạo Minh Hương, vịt bầu Minh Hương, thịt trâu khô. Yên Sơn có cơm lam. Sơn Dương có các hàng lưu niệm...
Chị Trần Thị Nga, chủ nhà hàng ẩm thực Nga Viên, thị trấn Nà Hang cho biết: Năm 2006, chị dựng chiếc nhà sàn để làm nhà hàng, tạo không gian gần gũi ấm cúng cho khách hàng. Đồng thời, nhà hàng sử dụng các món ăn đặc sản của địa phương như các món cá hấp, chiên với bí quyết nấu riêng cùng các món rau rừng. Rượu ngô men lá được đặt mua của bà con dân tộc ở các xã Sơn Phú, Thanh Tương, Côn Lôn.
Bà Trương Thị Sâm, tổ A2, thị trấn Vĩnh Lộc (Chiêm Hóa), chủ hiệu bánh gai Sâm Sủi nổi tiếng trong huyện cho rằng, để tạo uy tín, ngoài bí quyết gia truyền gia đình luôn chú trọng việc lựa chọn nguyên liệu và chế biến hợp vệ sinh. Còn ông Nông Ngọc Dương, thôn Gia Kè, xã Hòa Phú (Chiêm Hóa) chuyên làm mắm cá ruộng. Ông đã mạnh dạn đầu tư hơn 1.000 m2 đất để đào ao nuôi cá chép làm mắm. Cơ sở nuôi cá làm mắm của ông đã góp phần khai thác sử dụng nguyên liệu sẵn có của địa phương, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, từng bước chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn, phát triển một số ngành nghề gắn với thương hiệu.
Trước kia cơm lam chỉ là món ăn của đồng bào dân tộc Tày. Ngày nay, món ăn này lại trở thành đặc sản đối với du khách. Khách đến Khu du lịch Suối khoáng Mỹ Lâm không thể không thưởng thức món cơm lam. Hiện nay, dịch vụ làm cơm lam mọc lên nhiều ở đây. Ông Nguyễn Hữu Vượng, xóm Suối Khoáng, xã Phú Lâm (Yên Sơn) cho biết, sản phẩm cơm lam không chỉ được bày bán ở Khu du lịch Suối khoáng mà còn được các nhà hàng, khách sạn trong thành phố và nhiều khách ngoài tỉnh đặt mua. Món đặc sản này đã gắn liền với Khu du lịch Suối khoáng Mỹ Lâm và trở thành thương hiệu của Mỹ Lâm.
Huyện Hàm Yên, quê hương của cam sành, vịt suối, gạo Minh Hương. Cùng với việc tổ chức lễ đón nhận thương hiệu “Cam sành Hàm Yên” vào 2007, huyện đã xây dựng và công bố chất lượng tiêu chuẩn cơ sở sản phẩm cam sành Hàm Yên. Hiện nay, diện tích cam toàn huyện trên 2.500 ha, sản lượng cam hàng năm đạt gần 30 nghìn tấn quả. Đặc biệt, các ngành nghề truyền thống như đan lát, thêu ren, dệt thổ cẩm, dệt mành cọ... đang phát triển khá mạnh tại các xã Đức Ninh, Hùng Đức, Thái Sơn, Phù Lưu và thị trấn Tân Yên. Những năm qua, cùng với việc đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, huyện Hàm Yên cũng đã tập trung phát triển các ngành nghề nhằm tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn. Đặc biệt, là việc duy trì nghề truyền thống dệt thổ cẩm đang là một hướng đi đúng không những tạo việc làm cho lao động nông thôn mà còn góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Năm 2010 gia đình chị Trần Thị Mâm, thôn Khau Lình, xã Phù Lưu (Hàm Yên) đầu tư mua một máy dệt thổ cẩm. Chị được cơ sở dệt thổ cẩm Mạnh Bình cung cấp nguyên liệu và bao tiêu toàn bộ sản phẩm. Với chiếc máy dệt thổ cẩm này, gia đình chị Mâm tận dụng được thời gian nhàn dỗi sau mùa vụ, bình quân mỗi ngày chị dệt được trên 60 chiếc khăn, thu nhập đạt gần 100 nghìn đồng/ngày. Anh Bế Văn Thắng, thôn Tân Lập, xã Tân Trào tâm sự, gia đình anh có 7 sào ruộng, lao động vất vả nhưng chỉ đủ ăn. Từ năm 2007 trở lại đây, gia đình anh đã bán thêm đồ lưu niệm, hàng thổ cẩm và giới thiệu sản phẩm truyền thống địa phương cho khách tham quan du lịch, mỗi tháng thu thêm hơn 1 triệu đồng.
Bà Trương Thị Sâm, tổ A2, thị trấn Vĩnh Lộc (Chiêm Hóa), chủ hiệu bánh gai Sâm Sủi nổi tiếng trong huyện cho rằng, để tạo uy tín, ngoài bí quyết gia truyền gia đình luôn chú trọng việc lựa chọn nguyên liệu và chế biến hợp vệ sinh. Còn ông Nông Ngọc Dương, thôn Gia Kè, xã Hòa Phú (Chiêm Hóa) chuyên làm mắm cá ruộng. Ông đã mạnh dạn đầu tư hơn 1.000 m2 đất để đào ao nuôi cá chép làm mắm. Cơ sở nuôi cá làm mắm của ông đã góp phần khai thác sử dụng nguyên liệu sẵn có của địa phương, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, từng bước chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn, phát triển một số ngành nghề gắn với thương hiệu.
Trước kia cơm lam chỉ là món ăn của đồng bào dân tộc Tày. Ngày nay, món ăn này lại trở thành đặc sản đối với du khách. Khách đến Khu du lịch Suối khoáng Mỹ Lâm không thể không thưởng thức món cơm lam. Hiện nay, dịch vụ làm cơm lam mọc lên nhiều ở đây. Ông Nguyễn Hữu Vượng, xóm Suối Khoáng, xã Phú Lâm (Yên Sơn) cho biết, sản phẩm cơm lam không chỉ được bày bán ở Khu du lịch Suối khoáng mà còn được các nhà hàng, khách sạn trong thành phố và nhiều khách ngoài tỉnh đặt mua. Món đặc sản này đã gắn liền với Khu du lịch Suối khoáng Mỹ Lâm và trở thành thương hiệu của Mỹ Lâm.
Huyện Hàm Yên, quê hương của cam sành, vịt suối, gạo Minh Hương. Cùng với việc tổ chức lễ đón nhận thương hiệu “Cam sành Hàm Yên” vào 2007, huyện đã xây dựng và công bố chất lượng tiêu chuẩn cơ sở sản phẩm cam sành Hàm Yên. Hiện nay, diện tích cam toàn huyện trên 2.500 ha, sản lượng cam hàng năm đạt gần 30 nghìn tấn quả. Đặc biệt, các ngành nghề truyền thống như đan lát, thêu ren, dệt thổ cẩm, dệt mành cọ... đang phát triển khá mạnh tại các xã Đức Ninh, Hùng Đức, Thái Sơn, Phù Lưu và thị trấn Tân Yên. Những năm qua, cùng với việc đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, huyện Hàm Yên cũng đã tập trung phát triển các ngành nghề nhằm tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn. Đặc biệt, là việc duy trì nghề truyền thống dệt thổ cẩm đang là một hướng đi đúng không những tạo việc làm cho lao động nông thôn mà còn góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Năm 2010 gia đình chị Trần Thị Mâm, thôn Khau Lình, xã Phù Lưu (Hàm Yên) đầu tư mua một máy dệt thổ cẩm. Chị được cơ sở dệt thổ cẩm Mạnh Bình cung cấp nguyên liệu và bao tiêu toàn bộ sản phẩm. Với chiếc máy dệt thổ cẩm này, gia đình chị Mâm tận dụng được thời gian nhàn dỗi sau mùa vụ, bình quân mỗi ngày chị dệt được trên 60 chiếc khăn, thu nhập đạt gần 100 nghìn đồng/ngày. Anh Bế Văn Thắng, thôn Tân Lập, xã Tân Trào tâm sự, gia đình anh có 7 sào ruộng, lao động vất vả nhưng chỉ đủ ăn. Từ năm 2007 trở lại đây, gia đình anh đã bán thêm đồ lưu niệm, hàng thổ cẩm và giới thiệu sản phẩm truyền thống địa phương cho khách tham quan du lịch, mỗi tháng thu thêm hơn 1 triệu đồng.
Nguồn: Báo Tuyên Quang