Hấp dẫn điểm du lịch sinh thái rừng biển Cần Giờ
Trong vài năm gần đây, du khách trong và ngoài nước đến thành phố mang tên Bác Hồ đều tìm đến điểm du lịch sinh thái biển Cần Giờ. Bởi nơi đây ngoài tài nguyên rừng và hệ động thực vật rừng ngập mặn rất phong phú, đã được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới vào năm 2000, còn có tài nguyên lịch sử-văn hóa và các làng nghề truyền thống lâu đời và đa dạng.
Là huyện biển duy nhất của Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Giờ có diện tích 714km2, trong đó có tới 1/2 diện tích là rừng ngập mặn. Sau 30 năm phục hồi và phát triển, hệ thực vật rừng tự nhiên đã lên tới 12.000ha bao gồm các loài cây Chà là, Ráng, Giá, Mấm, Dà Vôi...sinh trưởng trên vùng đất ít ngập nước, cộng với 20.000ha rừng trồng, trở thành “lá phổi xanh” của thành phố trong việc điều hòa khí hậu và phòng hộ; đồng thời mở ra những triển vọng to lớn về du lịch sinh thái.
Hệ động vật rừng ngập mặn của Cần Giờ được các nhà khoa học đánh giá có giá trị cao về mặt bảo tồn đa dạng sinh học, với trên 200 loài động vật, trong đó có 11 loài bò sát có tên trong sách đỏ Việt Nam. Loài thủy sinh có 125 loài tảo, 55 loài động vật nổi, 55 loài động vật nổi đáy, 18 loài tôm, 69 loài cá; động vật trên cạn có 24 loài lưỡng cư, 10 loài thú và 22 loài chim.
Cần Giờ có bờ biển dài 20km rất đặc trưng được gọi là biển phù sa và trên 22.000ha mặt nước sông, ngòi, kênh rạch. Nước từ biển đổ vào hệ thống sông chủ yếu qua vịnh Đồng Tranh và vịnh Gành Rái, biến nơi đây thành hòn đảo ngập tràn màu xanh, tách biệt hẳn với sự ồn ào của chốn thị thành, rất phù hợp với loại hình du lịch sinh thái kết hợp nghỉ dưỡng.
Do đó, ý tưởng biến huyện Cần Giờ thành khu đô thị sinh thái rừng-biển đã được cụ thể hóa bằng Dự án “Hệ thống công trình lấn biển kết hợp khu đô thị-du lịch biển Cần Giờ.” Theo đó, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã nhanh chóng triển khai các dự án trọng điểm tại đây, trong đó có khu lấn biển diện tích 600ha, bao gồm các sản phẩm du lịch như khu thủy cung, tuyến du lịch ở khu rừng Sác, khu nuôi Yến, khai thác thủy hải sản và xây dựng một đường ngầm dưới biển để khách tham quan, tìm hiểu đời sống sinh vật biển nhiệt đới. Thành phố cũng khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư sử dụng các nguồn năng lượng sạch, hạn chế tối đa sản xuất công nghiệp để đảm bảo môi trường sinh thái rừng ngập mặn.
Kể từ đầu năm đến nay, trên địa bàn Cần Giờ đã khánh thành 2 công trình có quy mô lớn nhất về phát triển đô thị du lịch biển Việt Nam mang tầm cỡ quốc tế. Đó là Dự án mở rộng đường rừng Sác-khai thông tuyến huyết mạch nối với trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh; Dự án cung cấp nước ngọt cho huyện khánh thành vào tháng 4 vừa qua. Mặt khác, huyện cũng đã tiến hành nạo vét khơi thông trên 14.000m cống các loại, trên 1.400 hầm ga đảm bảo thoát nước, vận chuyển xử lý 31 tấn rác/ngày, trang bị hơn 700 thùng rác các loại cho các xã, thị trấn; lập danh mục đầu tư 15 công trình nạo vét, san lấp, xây dựng, nâng cấp, sửa chữa cống thoát nước trong khu dân cư với tổng mức đầu tư 14 tỷ đồng.
Nhờ đó, tốc độ tăng trưởng của ngành du lịch của Cần Giờ bình quân tăng 24%/năm. Các loại hình kinh doanh thương nghiệp, ăn uống đạt mức tăng từ 14-46%. Thương hiệu du lịch biển 30/4 và du lịch sinh thái Cần Giờ được quảng bá ngày càng rộng rãi. Chỉ tính 3 năm gần đây, Cần Giờ đã thu hút được 1.200.000 lượt du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng, nghiên cứu khoa học, tổ chức hội nghị, trong đó khách nước ngoài chủ yếu từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Đức, Đài Loan...chiếm khoảng 10%; tốc độ tăng lượng khách bình quân đạt 17,8%.
Ông Đào Anh Kiệt, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh cho biết hiện có 30 nhà đầu tư đăng ký thực hiện 31 dự án tại các khu vui chơi, giải trí và điểm du lịch trải đều trên địa bàn huyện, với tổng diện tích dự kiến thực hiện trên 5.000ha. Tiêu biểu như Resort Cần Giờ, Khu du lịch Đảo Khỉ, điểm du lịch sinh thái biển Hòn Ngọc Phương Nam, Trung tâm dã ngoại Thanh thiếu niên thành phố, Khu du lịch sinh thái rừng ngập mặn Vàm Sát...
Chỉ tính đến năm 2009, huyện Cần Giờ đã có 48 đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch với 488 phòng, có 2 cơ sở được công nhận là khách sạn 3 sao. Hiện nay huyện đã triển khai Đề án “Xây dựng khu du lịch sinh thái biển Cần Thạch” với diện tích 69ha; Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ đã được giới thiệu rộng rãi trong và ngoài nước. Tuyến du lịch biển Cần Giờ-Vũng Tàu-Mũi Né đã và đang là tuyến lý tưởng cho mọi du khách, mang lại giá trị hữu ích về kinh tế-xã hội và môi trường cho Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam./.
Hệ động vật rừng ngập mặn của Cần Giờ được các nhà khoa học đánh giá có giá trị cao về mặt bảo tồn đa dạng sinh học, với trên 200 loài động vật, trong đó có 11 loài bò sát có tên trong sách đỏ Việt Nam. Loài thủy sinh có 125 loài tảo, 55 loài động vật nổi, 55 loài động vật nổi đáy, 18 loài tôm, 69 loài cá; động vật trên cạn có 24 loài lưỡng cư, 10 loài thú và 22 loài chim.
Cần Giờ có bờ biển dài 20km rất đặc trưng được gọi là biển phù sa và trên 22.000ha mặt nước sông, ngòi, kênh rạch. Nước từ biển đổ vào hệ thống sông chủ yếu qua vịnh Đồng Tranh và vịnh Gành Rái, biến nơi đây thành hòn đảo ngập tràn màu xanh, tách biệt hẳn với sự ồn ào của chốn thị thành, rất phù hợp với loại hình du lịch sinh thái kết hợp nghỉ dưỡng.
Do đó, ý tưởng biến huyện Cần Giờ thành khu đô thị sinh thái rừng-biển đã được cụ thể hóa bằng Dự án “Hệ thống công trình lấn biển kết hợp khu đô thị-du lịch biển Cần Giờ.” Theo đó, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã nhanh chóng triển khai các dự án trọng điểm tại đây, trong đó có khu lấn biển diện tích 600ha, bao gồm các sản phẩm du lịch như khu thủy cung, tuyến du lịch ở khu rừng Sác, khu nuôi Yến, khai thác thủy hải sản và xây dựng một đường ngầm dưới biển để khách tham quan, tìm hiểu đời sống sinh vật biển nhiệt đới. Thành phố cũng khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư sử dụng các nguồn năng lượng sạch, hạn chế tối đa sản xuất công nghiệp để đảm bảo môi trường sinh thái rừng ngập mặn.
Kể từ đầu năm đến nay, trên địa bàn Cần Giờ đã khánh thành 2 công trình có quy mô lớn nhất về phát triển đô thị du lịch biển Việt Nam mang tầm cỡ quốc tế. Đó là Dự án mở rộng đường rừng Sác-khai thông tuyến huyết mạch nối với trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh; Dự án cung cấp nước ngọt cho huyện khánh thành vào tháng 4 vừa qua. Mặt khác, huyện cũng đã tiến hành nạo vét khơi thông trên 14.000m cống các loại, trên 1.400 hầm ga đảm bảo thoát nước, vận chuyển xử lý 31 tấn rác/ngày, trang bị hơn 700 thùng rác các loại cho các xã, thị trấn; lập danh mục đầu tư 15 công trình nạo vét, san lấp, xây dựng, nâng cấp, sửa chữa cống thoát nước trong khu dân cư với tổng mức đầu tư 14 tỷ đồng.
Nhờ đó, tốc độ tăng trưởng của ngành du lịch của Cần Giờ bình quân tăng 24%/năm. Các loại hình kinh doanh thương nghiệp, ăn uống đạt mức tăng từ 14-46%. Thương hiệu du lịch biển 30/4 và du lịch sinh thái Cần Giờ được quảng bá ngày càng rộng rãi. Chỉ tính 3 năm gần đây, Cần Giờ đã thu hút được 1.200.000 lượt du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng, nghiên cứu khoa học, tổ chức hội nghị, trong đó khách nước ngoài chủ yếu từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Đức, Đài Loan...chiếm khoảng 10%; tốc độ tăng lượng khách bình quân đạt 17,8%.
Ông Đào Anh Kiệt, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh cho biết hiện có 30 nhà đầu tư đăng ký thực hiện 31 dự án tại các khu vui chơi, giải trí và điểm du lịch trải đều trên địa bàn huyện, với tổng diện tích dự kiến thực hiện trên 5.000ha. Tiêu biểu như Resort Cần Giờ, Khu du lịch Đảo Khỉ, điểm du lịch sinh thái biển Hòn Ngọc Phương Nam, Trung tâm dã ngoại Thanh thiếu niên thành phố, Khu du lịch sinh thái rừng ngập mặn Vàm Sát...
Chỉ tính đến năm 2009, huyện Cần Giờ đã có 48 đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch với 488 phòng, có 2 cơ sở được công nhận là khách sạn 3 sao. Hiện nay huyện đã triển khai Đề án “Xây dựng khu du lịch sinh thái biển Cần Thạch” với diện tích 69ha; Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ đã được giới thiệu rộng rãi trong và ngoài nước. Tuyến du lịch biển Cần Giờ-Vũng Tàu-Mũi Né đã và đang là tuyến lý tưởng cho mọi du khách, mang lại giá trị hữu ích về kinh tế-xã hội và môi trường cho Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam./.
Nguồn: TTXVN