Tour du lịch độc đáo cho khách quốc tế ở Lâm Đồng
Chỉ với nghề nấu rượu, nuôi dế và ươm tơ dệt lụa, người nông dân huyện Lâm Hà, Lâm Đồng đã tạo nên một tour du lịch khá độc đáo. Không biết từ khi nào, trên tỉnh lộ 725 nối Đà Lạt với Lâm Hà đã hình thành những điểm tham quan thu hút cả du khách trong nước lẫn nước ngoài.
Sáng chủ nhật một ngày đầu tháng 11, những chiếc môtô chở khách Tây đổ đèo Tà Nung qua những khúc cua ngoạn mục để tìm xuống xã Mê Linh, huyện Lâm Hà. Đây là nơi có hai điểm tham quan nằm trong tour du lịch thú vị này.
Gần trưa, từng đoàn khách tấp nập kéo đến trại nuôi dế Thiện An, thôn 2, xã Mê Linh, rộng trên 100m2. Nhiều du khách tỏ ra rất thích thú khi tận mắt nhìn thấy những thùng nuôi dế, tìm hiểu cách cho dế ăn và nghe tiếng dế kêu râm ran. Sau khi xem, du khách còn được thưởng thức món dế chiên giòn béo ngậy.
Anh Toni, khách du lịch người Italy nói: “Đến đây tôi có thể tận mắt thấy người ta nuôi dế và chế biến thành món ăn. Rất thú vị!”
Theo anh Nguyễn Quang Huy, chủ trại dế Thiện An, lượng khách đến tham quan trại dế khá thường xuyên. Vào mùa du lịch hoặc dịp cuối tuần, trung bình mỗi ngày có trên 10 đoàn đến tham quan. Khách thường nán lại khoảng 5-10 phút rồi đi và trả phí 5.000 đồng/khách.
Anh Huy chia sẻ: “Lúc mở trại dế mình chỉ tính nuôi để bán cho các quán ăn, nhà hàng, nhưng sau này khách du lịch tìm đến đông nên mình đã mở cửa cho khách vào tham quan và ăn thử món dế chiên giòn.”
Cách trại dế Thiện An không xa là một điểm tham quan cũng được nhiều du khách ưa chuộng, đó là cơ sở nấu rượu gạo Kiết Tường. Dù đã hơn 12 giờ trưa, nhưng trong khu vực nấu rượu thơm nồng vẫn có hơn 10 du khách nước ngoài.
Các du khách chăm chú nghe hướng dẫn viên nói về các công đoạn để hoàn thành một mẻ rượu như vo gạo, nấu cơm, ủ men, chiết rượu thành phẩm. Sau khi tham quan khu nấu rượu, du khách còn có thể ăn thử cơm rượu, uống rượu gạo miễn phí.
Theo ông Nguyễn Văn Lộc, 57 tuổi, chủ cơ sở nấu rượu Kiết Tường, khách đến đây khá thường xuyên nhưng vẫn chủ yếu là khách Tây. Vào những đợt cao điểm, một ngày cơ sở của ông đón hàng chục đoàn ôtô của các công ty du lịch ở Sài Gòn, Hà Nội, Đà Lạt, Nha Trang và khách lẻ đi xe môtô từ Đà Lạt xuống.
Trong chuỗi liên kết của tour du lịch trên cung đường này còn có điểm tham quan về nghề ươm tơ dệt lụa nổi tiếng ở Lâm Đồng. Đó là cơ sở ươm tơ Cường Hoàn, thị trấn Nam Ban, Lâm Hà đã có từ hơn chục năm nay.
Theo ông Phan Văn Cường, chủ cơ sở Cường Hoàn, ngoài việc phục vụ khách tham quan xưởng sản xuất, ở đây cũng bán nhiều sản phẩm từ lụa tơ tằm với giá trung bình từ 30.000-125.000 đồng/sản phẩm, riêng một số sản phẩm khác có giá cao hơn.
Đến đây du khách được tự do đi tham quan xưởng sản xuất, tìm hiểu các công đoạn từ khâu lấy kén, kéo sợi, sấy khô sợi tơ rồi dệt thành vải, nhuộm màu.
Chị Marie, du khách Pháp bày tỏ: “Tôi thấy các bạn ở đây rất thân thiện và thoải mái. Ở nước tôi cũng có nghề ươm tơ dệt lụa nhưng khi nhìn các công đoạn sản xuất tơ lụa ở đây tôi thấy khá thú vị.”
Như vậy có thể thấy rằng, với những cách làm riêng và tấm lòng hiếu khách, những người nông dân Lâm Hà đã tạo nên chuỗi liên kết du lịch khá hấp dẫn. Đó không chỉ là những nét mới trong ngành du lịch Lâm Đồng, mà từ đó nghề thủ công truyền thống của người Việt Nam được giới thiệu đến du khách từ nhiều quốc gia trên thế giới./.
Gần trưa, từng đoàn khách tấp nập kéo đến trại nuôi dế Thiện An, thôn 2, xã Mê Linh, rộng trên 100m2. Nhiều du khách tỏ ra rất thích thú khi tận mắt nhìn thấy những thùng nuôi dế, tìm hiểu cách cho dế ăn và nghe tiếng dế kêu râm ran. Sau khi xem, du khách còn được thưởng thức món dế chiên giòn béo ngậy.
Anh Toni, khách du lịch người Italy nói: “Đến đây tôi có thể tận mắt thấy người ta nuôi dế và chế biến thành món ăn. Rất thú vị!”
Theo anh Nguyễn Quang Huy, chủ trại dế Thiện An, lượng khách đến tham quan trại dế khá thường xuyên. Vào mùa du lịch hoặc dịp cuối tuần, trung bình mỗi ngày có trên 10 đoàn đến tham quan. Khách thường nán lại khoảng 5-10 phút rồi đi và trả phí 5.000 đồng/khách.
Anh Huy chia sẻ: “Lúc mở trại dế mình chỉ tính nuôi để bán cho các quán ăn, nhà hàng, nhưng sau này khách du lịch tìm đến đông nên mình đã mở cửa cho khách vào tham quan và ăn thử món dế chiên giòn.”
Cách trại dế Thiện An không xa là một điểm tham quan cũng được nhiều du khách ưa chuộng, đó là cơ sở nấu rượu gạo Kiết Tường. Dù đã hơn 12 giờ trưa, nhưng trong khu vực nấu rượu thơm nồng vẫn có hơn 10 du khách nước ngoài.
Các du khách chăm chú nghe hướng dẫn viên nói về các công đoạn để hoàn thành một mẻ rượu như vo gạo, nấu cơm, ủ men, chiết rượu thành phẩm. Sau khi tham quan khu nấu rượu, du khách còn có thể ăn thử cơm rượu, uống rượu gạo miễn phí.
Theo ông Nguyễn Văn Lộc, 57 tuổi, chủ cơ sở nấu rượu Kiết Tường, khách đến đây khá thường xuyên nhưng vẫn chủ yếu là khách Tây. Vào những đợt cao điểm, một ngày cơ sở của ông đón hàng chục đoàn ôtô của các công ty du lịch ở Sài Gòn, Hà Nội, Đà Lạt, Nha Trang và khách lẻ đi xe môtô từ Đà Lạt xuống.
Trong chuỗi liên kết của tour du lịch trên cung đường này còn có điểm tham quan về nghề ươm tơ dệt lụa nổi tiếng ở Lâm Đồng. Đó là cơ sở ươm tơ Cường Hoàn, thị trấn Nam Ban, Lâm Hà đã có từ hơn chục năm nay.
Theo ông Phan Văn Cường, chủ cơ sở Cường Hoàn, ngoài việc phục vụ khách tham quan xưởng sản xuất, ở đây cũng bán nhiều sản phẩm từ lụa tơ tằm với giá trung bình từ 30.000-125.000 đồng/sản phẩm, riêng một số sản phẩm khác có giá cao hơn.
Đến đây du khách được tự do đi tham quan xưởng sản xuất, tìm hiểu các công đoạn từ khâu lấy kén, kéo sợi, sấy khô sợi tơ rồi dệt thành vải, nhuộm màu.
Chị Marie, du khách Pháp bày tỏ: “Tôi thấy các bạn ở đây rất thân thiện và thoải mái. Ở nước tôi cũng có nghề ươm tơ dệt lụa nhưng khi nhìn các công đoạn sản xuất tơ lụa ở đây tôi thấy khá thú vị.”
Như vậy có thể thấy rằng, với những cách làm riêng và tấm lòng hiếu khách, những người nông dân Lâm Hà đã tạo nên chuỗi liên kết du lịch khá hấp dẫn. Đó không chỉ là những nét mới trong ngành du lịch Lâm Đồng, mà từ đó nghề thủ công truyền thống của người Việt Nam được giới thiệu đến du khách từ nhiều quốc gia trên thế giới./.
Nguồn: TTXVN