Non nước Việt Nam

Đi Sim - Phong tục đẹp của người Vân Kiều ở Quảng Bình

Cập nhật: 09/02/2012 15:29:24
Số lần đọc: 1985
Ở Quảng Bình, hầu hết các dân tộc thiểu số đều có mặt và sinh sống tập trung trong vùng đệm của Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng. Ngoài người Kinh chiếm đa số, trong khu vực còn có hai dân tộc thiểu số là Vân Kiều và Chứt. Dân tộc Vân Kiều bao gồm các tộc người Vân Kiều, Khùa, Ma Coong và Trì. Dân tộc Chứt bao gồm các tộc người Sách, Mày, Rục và Arem. Mỗi dân tộc có một kho tàng văn nghệ dân gian phong phú.

Đi sim là một nét văn hóa lãng mạn của nam nữ thanh niên người Bru-Vân Kiều nói chung và người Vân Kiều ở Quảng Bình nói riêng. Đi sim là cách đi tìm người yêu của con trai, con gái dân tộc Vân Kiều. Tình yêu và hôn nhân là bước đánh dấu sự trưởng thành của mỗi con người, là khi con người đã tự ý thức và quyết định cuộc đời mình. Nam nữ trước khi tính đến chuyện hôn nhân phải trải qua quãng thời gian tìm hiểu, trong quá trình tìm hiểu có giai đoạn rất quan trọng chính là đi sim. Khi hai bên đã thấy tâm đầu ý hợp sẽ về báo với cha mẹ. Hai bên gia đình thống nhất, đám cưới sẽ được tiến hành theo nghi thức truyền thống.

Trong lễ hội đi sim, người dân tộc Vân Kiều vẫn lưu truyền hình thức hát đối đáp- một nét đẹp trong văn hóa ứng xử đầy trữ tình, đằm thắm, tôn vinh vẻ đẹp văn hóa truyền thống, đặc sắc của dân tộc mình. Đó là hát giao duyên với ba làn điệu chính: cha chấp, oát, xanớt. Cha chấp là loại hình đối đáp dành cho thanh niên nam nữ trong những buổi đầu hẹn hò Với nhạc điệu ấm áp và ca từ trữ tình, họ hát không phải để thử tài mà chỉ để bày tỏ nỗi lòng, thông tin cho nhau thân phận, hoàn cảnh và cảm nhận của mình về đối tượng.

Bước qua giai đoạn đầu bỡ ngỡ còn nhiều nghi ngại, họ dần trở nên thân thuộc. Làn điệu oát giúp đôi bạn trẻ xích lại gần nhau hơn. Tình yêu của họ lớn dần lên qua những lời ca, điệu hát. Những câu hát oát như trở thành người mai mối dẫn dắt họ tìm đến bên nhau. Xà nớt là làn điệu dân ca để bày tỏ mong ước kết đôi của hai người yêu nhau. Đó tự thấy được niềm khát khao yêu đương của lòng mình, thấy không thể thiếu được người mình yêu dấu trong đời.

Đi kèm với những làn điệu dân ca là những nhạc cụ truyền thống tiêu biểu như kèn amam. Kèn amam đi kèm với làn điệu cha chấp. Trong những lần đi sim và hát giao duyên, con gái là người giữ kèn amam. Đây là loại kèn phải có hai người thổi và hát lên làn điệu cha chấp để trao đổi tình cảm, giọng kèn trầm và âm vang.

Ngoài ra, còn có kèn tariền. Loại kèn này được làm bằng ống trúc, có dùi năm lỗ tạo ra âm thanh trầm bổng. Kèn tariền dành cho các chàng trai thổi ở các nhà xu để thổ lộ tâm tình với các bạn gái.

Tục đi sim thường diễn ra vào các mùa trăng, nhất là những đêm trăng sáng. Vì thế mùa trăng được xem là thời điểm lý tưởng nhất cho những buổi đi sim, là thời điểm mà các chàng trai, cô gái Vân Kiều trông ngóng, đợi chờ. Dưới ánh trăng sao vằng vặc, các chàng trai gửi gắm, thăm dò tình cảm đến các cô gái qua làn điệu oát:

Bóng em lấp lánh như sao
mới mọc
Dáng em lấp lánh như vầng
trăng đêm mười sáu
Ta đi tìm em, em ơi!
Tình em vời vợi như trăng
đêm mười bảy
Ta đang lần tìm đến người,
người ơi!

Để đáp lại và cũng để thổ lộ nỗi lòng của mình, giọng hát của người con gái cũng cất lên nghe tình tứ, e ấp nhưng không kém phần cháy bỏng:

Nàng (tên một vì sao) ra đi đã
tới gần chòm núi
Anh ơi sao anh vẫn chưa ngủ
Anh cứ Oát  hoài
Trên các chòi lúa rẫy
Anh có biết không?
Em ở chòi bên này chưa ngủ đợi anh
Muốn thổi kèn Amam nhưng lại thiếu một người
Kèn Amam không thổi một người
Em biết thương ai bây giờ

ngoài anh.

Núi rừng, sông suối cũng là nơi hò hẹn lý tưởng của các nam thanh nữ tú, là bạn đồng hành thân thiết của những đêm tình yêu, là nhân chứng cho bao mối tình nên duyên vợ chồng. Lối hát giao duyên thể hiện tình cảm một cách tình tứ, ý nhị và sâu sắc:

Nghe tin anh đến lòng em
mãi đợi
Nghe tin anh đến tình em
mong chờ
Thuốc hút ngon, trầu cau để
sẵn
Đón anh tối nay
Em đón đầu đường
Em chờ đầu ngõ
Anh đến mừng khôn xiết
Bối rối muốn ôm anh.

Đáp lại lời ca mời chào của các cô gái, các chàng trai cũng thận trọng thăm dò:

Lời nói đưa đừng để lòng anh
xao xuyến
Tình thoảng qua đừng để nỗi
nhớ trong anh
Anh chỉ như người mất hồn
Anh chỉ như người cuồng
điên
Như một trăm năm gặp một
lần
Như mười năm gặp một dịp

Ta hãy chung vui trong phút
chốc
Cái siêng năng em hãy gác
lại
Cái lười biếng em hãy cất đi
Ta cùng thức theo vầng trăng
sáng đêm nay
Ta cùng vui theo năm tháng
trọn đầy.

 

Lời hát không chỉ để bày tỏ tình cảm mà qua đó các nam nữ thanh niên còn  bày tỏ khao khát tìm được một người yêu lý tưởng.

 

Vắng nơi ăn uống
Lại thường có mặt nơi việc
chung của làng
Xa nhà chàng xếp đầy thú
Bếp nhà chàng xếp đầy
xương các to
Đò sắt chàng rèn, rựa như có
mũi
Móng tay chàng mòn vì đan
những chiếc gùi cho em
Hoặc:
Ôi em đẹp lắm người thương
ơi!
Nhà em lúa đầy bồ, đàn heo
nung núc..
.

 

Như vậy trong việc lựa chọn người yêu, nam nữ thanh niên Bru-Vân Kiều đều chọn lao động giỏi là tiêu chí hàng đầu. Điều này hoàn toàn phù hợp với điều kiện kinh tế và địa bàn cư trú của người dân tộc Vân Kiều: siêng năng, chăm chỉ, biết yêu quý lao động, biết chăm lo gia đình.

 

Đi sim là một tập tục có từ lâu đời, là nét đẹp văn hóa, là khát vọng tự do yêu đương của nam nữ thanh niên dân tộc Vân Kiều miền núi Quảng Bình.

Nguồn: website báo Quảng Bình

Cùng chuyên mục

TIN NỔI BẬT