Hội thảo góp ý kiến sửa đổi, bổ sung Luật Du lịch
Gần 100 đại diện của Hiệp hội Du lịch các tỉnh thành phố, các doanh nghiệp lữ hành, khách sạn, vận chuyển và dịch vụ du lịch, đại diện đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên và các cơ sở đào tạo du lịch đã tham gia trao đổi và góp ý kiến tại Hội thảo Luật Du lịch diễn ra ở Hà Nội hôm nay, ngày 30/5.
Tại hội thảo, các đại biểu đã thảo luận và đề xuất những nội dung cần được sửa đổi, bổ sung vào Luật Du lịch ban hành năm 2005 nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển mới của ngành, trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng và đòi hỏi của xã hội, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch.
Theo đó, bốn nội dung chính đã được tập trung thảo luận gồm: Bảo vệ quyền lợi của khách du lịch (cùng làm rõ ai chịu trách nhiệm bảo vệ khách du khách, ai đại diện cho quyền lợi của họ?); kinh doanh lữ hành (làm rõ các nội dung như lữ hành nội địa, điều kiện kinh doanh, bảo hiểm du lịch, doanh nghiệp lữ hành có vốn đầu tư nước ngoài); kinh doanh lưu trú du lịch (điều chỉnh các quy định xếp hạng, tiêu chuẩn môi trường); hướng dẫn du lịch (tiêu chuẩn, trình độ hướng dẫn viên du lịch quốc tế, quy định về cấp thẻ hướng dẫn viên, bổ sung thuyết minh viên du lịch, quản lý hướng dẫn viên và thuyết minh viên).
Trong đó, vấn đề bảo vệ quyền lợi của khách du lịch được các đại biểu đặc biệt quan tâm và thu hút rất nhiều ý kiến đóng góp tâm huyết. Cụ thể, các đại biểu đều cho rằng cần bổ sung điều khoản Bảo vệ khách du lịch, trong trường hợp các công ty lữ hành đột ngột giải thể, phá sản. Như trường hợp phá sản của Công ty Lanta Tour (Cộng hòa Liên bang Nga) hồi tháng Một vừa qua là một bài học điển hình…
Lãnh đạo Tổng cục Du lịch cho biết, từ thực tiễn của ngành cũng như qua ý kiến đóng góp của các doanh nghiệp, ngành sẽ tập hợp ý kiến để hoàn chỉnh các quy định trong dự thảo Luật Du lịch sửa đổi, nhằm khắc phục những bất cập đang tồn tại làm hạn chế sự phát triển của ngành kinh tế mũi nhọn này./.
Theo đó, bốn nội dung chính đã được tập trung thảo luận gồm: Bảo vệ quyền lợi của khách du lịch (cùng làm rõ ai chịu trách nhiệm bảo vệ khách du khách, ai đại diện cho quyền lợi của họ?); kinh doanh lữ hành (làm rõ các nội dung như lữ hành nội địa, điều kiện kinh doanh, bảo hiểm du lịch, doanh nghiệp lữ hành có vốn đầu tư nước ngoài); kinh doanh lưu trú du lịch (điều chỉnh các quy định xếp hạng, tiêu chuẩn môi trường); hướng dẫn du lịch (tiêu chuẩn, trình độ hướng dẫn viên du lịch quốc tế, quy định về cấp thẻ hướng dẫn viên, bổ sung thuyết minh viên du lịch, quản lý hướng dẫn viên và thuyết minh viên).
Trong đó, vấn đề bảo vệ quyền lợi của khách du lịch được các đại biểu đặc biệt quan tâm và thu hút rất nhiều ý kiến đóng góp tâm huyết. Cụ thể, các đại biểu đều cho rằng cần bổ sung điều khoản Bảo vệ khách du lịch, trong trường hợp các công ty lữ hành đột ngột giải thể, phá sản. Như trường hợp phá sản của Công ty Lanta Tour (Cộng hòa Liên bang Nga) hồi tháng Một vừa qua là một bài học điển hình…
Lãnh đạo Tổng cục Du lịch cho biết, từ thực tiễn của ngành cũng như qua ý kiến đóng góp của các doanh nghiệp, ngành sẽ tập hợp ý kiến để hoàn chỉnh các quy định trong dự thảo Luật Du lịch sửa đổi, nhằm khắc phục những bất cập đang tồn tại làm hạn chế sự phát triển của ngành kinh tế mũi nhọn này./.
Nguồn: TTXVN