Khu bảo tồn rừng ngập mặn Xuân Thủy, Nam Định
Vườn quốc gia Xuân Thủy (Nam Định) là bãi bồi ngập mặn, bao gồm một phần cồn Ngạn, toàn bộ cồn Lu và cồn Xanh ở huyện Giao Thuỷ.
Khu vực này được hình thành tự nhiên do phù sa sông Hồng đổ ra biển gặp dòng hải lưu dồn tụ chất màu của đất vào đây. Rừng ngập mặn ở đây gồm nhiều loại cây như: trang sú, bần, muồng biển, lau sậy... Các cây này tham gia chắn sóng tạo điều kiện cho hàng chục loại tảo, phù du phát triển. Kho thức ăn vô tận mà thiên nhiên ban tặng đã thu hút nhiều loài quý trong vùng sinh sôi nảy nở.
Khu bảo tồn này có khoảng 100 loài thực vật, trong đó có khoảng 20 loài thích ứng tốt với điều kiện ngập nước. Rừng ngập mặn có vai trò hết sức quan trọng, tạo dựng sinh cảnh, nơi nhân giống và dự trữ thức ăn phong phú cho nhiều loại động vật, đem lại lợi ích kinh tế đáng kể cho khu vực. Thực vật nổi tiếng có 57 giống, 111 loài, trong đó có nhiều loại rong có giá trị kinh tế cao, đặc biệt là loài rong câu chỉ vàng đã được xuất khẩu.
Khu có 104 loài động vật nổi, gồm 46 loài cá, 23 loài giáp xác. Động vật đáy có trên 200 loài, nhiều loài giun tơ và nhuyễn thể có giá trị kinh tế. Động vật rừng có hai lớp: chim và thú, các loài rái cá, cá heo, cá đầu ông sư, dơi, sóc, chuột đồng, đặc biệt là chim. Đây được coi là sân ga của dòng chim di trú quốc tế khá phong phú. Lúc đông đúc lên tới ba, bốn chục ngàn cá thể với khoảng 200 loài chim, trong đó có gần 100 loài chim di trú, khoảng 50 loài chim nước, 9 loài chim được ghi trong Sách Đỏ quốc tế gồm: 2 loài bồ nông, 2 loài cò thìa, mòng bể đầu đen mỏ ngắn, cò trắng Trung Quốc, choi choi mỏ thìa, choắt đầu đốm và choắt chân màng lớn.
Đi thuyền khoảng nửa tiếng đồng hồ, bạn đến được đài quan sát xây trên nền đất cao phóng tầm mắt bao quát cả khu rừng ngập mặn. Xung quanh, rừng phi lao xanh rờn đứng hiên ngang đương đầu với sóng gió. Dưới mặt đất, bạn không khỏi ngạc nhiên bởi chằng chịt rau muống biển khoe màu tím biếc du dương theo tiếng sóng.
Tại đây, bạn cũng sẽ được biết đến nhiều mô hình sinh kế mới của người dân như trồng nấm, nuôi ong… hay thỏa sức hít thở khí trời trong lành giữa không gian bao la của đầm tôm mênh mông - một mô hình phát triển kinh tế vừa là mô hình du lịch đầy thú vị đối với du khách.
Khu bảo tồn rừng ngập mặn Xuân Thủy được UNESCO công nhận chính thức gia nhập Công ước Ramsar (Công ước bảo tồn những vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế đặc biệt như là nơi cư trú của những loài chim nước) từ tháng 1-1989. Đây là khu Ramsar đầu tiên của Việt Nam và của khu vực Đông Nam Á.
Khu bảo tồn này có khoảng 100 loài thực vật, trong đó có khoảng 20 loài thích ứng tốt với điều kiện ngập nước. Rừng ngập mặn có vai trò hết sức quan trọng, tạo dựng sinh cảnh, nơi nhân giống và dự trữ thức ăn phong phú cho nhiều loại động vật, đem lại lợi ích kinh tế đáng kể cho khu vực. Thực vật nổi tiếng có 57 giống, 111 loài, trong đó có nhiều loại rong có giá trị kinh tế cao, đặc biệt là loài rong câu chỉ vàng đã được xuất khẩu.
Khu có 104 loài động vật nổi, gồm 46 loài cá, 23 loài giáp xác. Động vật đáy có trên 200 loài, nhiều loài giun tơ và nhuyễn thể có giá trị kinh tế. Động vật rừng có hai lớp: chim và thú, các loài rái cá, cá heo, cá đầu ông sư, dơi, sóc, chuột đồng, đặc biệt là chim. Đây được coi là sân ga của dòng chim di trú quốc tế khá phong phú. Lúc đông đúc lên tới ba, bốn chục ngàn cá thể với khoảng 200 loài chim, trong đó có gần 100 loài chim di trú, khoảng 50 loài chim nước, 9 loài chim được ghi trong Sách Đỏ quốc tế gồm: 2 loài bồ nông, 2 loài cò thìa, mòng bể đầu đen mỏ ngắn, cò trắng Trung Quốc, choi choi mỏ thìa, choắt đầu đốm và choắt chân màng lớn.
Đi thuyền khoảng nửa tiếng đồng hồ, bạn đến được đài quan sát xây trên nền đất cao phóng tầm mắt bao quát cả khu rừng ngập mặn. Xung quanh, rừng phi lao xanh rờn đứng hiên ngang đương đầu với sóng gió. Dưới mặt đất, bạn không khỏi ngạc nhiên bởi chằng chịt rau muống biển khoe màu tím biếc du dương theo tiếng sóng.
Tại đây, bạn cũng sẽ được biết đến nhiều mô hình sinh kế mới của người dân như trồng nấm, nuôi ong… hay thỏa sức hít thở khí trời trong lành giữa không gian bao la của đầm tôm mênh mông - một mô hình phát triển kinh tế vừa là mô hình du lịch đầy thú vị đối với du khách.
Khu bảo tồn rừng ngập mặn Xuân Thủy được UNESCO công nhận chính thức gia nhập Công ước Ramsar (Công ước bảo tồn những vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế đặc biệt như là nơi cư trú của những loài chim nước) từ tháng 1-1989. Đây là khu Ramsar đầu tiên của Việt Nam và của khu vực Đông Nam Á.
Nguồn: Báo Hải Dương