JICA hỗ trợ phát triển du lịch ở làng cổ Phước Tích (Thừa Thiên-Huế)
Tổ chức Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) hỗ trợ 700 triệu đồng xây dựng và bàn giao Trung tâm thông tin du lịch cho làng cổ Phước Tích, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế.
Từ cuối tháng 3 năm nay, Trung tâm trở thành điểm điều phối các hoạt động du lịch trong làng. Đây cũng là nơi dừng chân nghỉ ngơi của du khách, có các khu dịch vụ đạt chuẩn và phương tiện kết nối Internet.
Trước đó, Tổ chức JICA phối hợp với Đại học Nữ Chiêu Hòa (Nhật Bản) hỗ trợ và đào tạo nghề cho 20 người dân Phước Tích duy trì nghề gốm bằng cách sản xuất các sản phẩm, mẫu mã mới dựa trên kỹ thuật truyền thống để giới thiệu với du khách.
Tại đây, các chuyên gia đến từ Nhật Bản hỗ trợ người dân Phước Tích ý tưởng sản xuất các dụng cụ ẩm thực như bát, cốc, chén... ngay tại lò gốm của làng để sử dụng tại chỗ, đồng thời giúp nghề gốm phát triển, tạo việc làm và cải thiện đời sống cho người dân. Đặc biệt, sản phẩm chiếc đĩa ăn hình lá vả (loại cây đặc sản của Huế), được bày trí trên bàn ăn trong khu vườn sum suê cây trái, bên những ngọn nến lung linh thắp sáng về đêm tạo không gian ẩm thực độc đáo, thực khách có thể tận hưởng không khí thiên nhiên trong lành và vẻ đẹp lãng mạn của ngôi làng cổ.
Tại các kỳ Festival Huế sắp tới, Phước Tích là điểm đến trong tour du lịch "Hương xưa làng cổ." Loại hình du lịch được phát triển ở đây là Home stay phục vụ khách. Phước Tích vì thế đã thu hút được sự chú ý của nhiều đơn vị lữ hành du lịch trong việc đưa khách về tham quan, lưu trú tìm hiểu, khám phá văn hóa, kiến trúc, đời sống của làng.
Ngoài hệ thống nhà rường cổ, Phước Tích còn hấp dẫn khách du lịch bởi hàng chục đình, chùa, miếu, đền thờ, như: Đình làng Trung, chùa Phước Bửu, miếu Cây Thị, miếu Ðôi, miếu Quang Tế (thờ Yoni va Linga của người Chăm) và các miếu Âm hồn, Con Cọp, Bà Giang (người Chăm), đền Văn Thánh... Trong làng vẫn còn nhiều cây cổ thụ, đặc biệt cây thị hơn 500 năm tuổi. Quanh làng có lũy tre xanh cho thấy bức tranh hoàn chỉnh về làng quê truyền thống đậm bản sắc Việt Nam còn lưu giữ được đến ngày nay.
Làng cổ Phước Tích được xây dựng từ thế kỷ XV, tồn tại đến nay hơn 500 năm. Làng rộng khoảng 32,5 ha, được bao bọc bởi dòng sông Ô Lâu hiền hòa và lắng đọng phù sa, bồi đắp nên làng Phước Tích. Điều đặc biệt là làng không có ruộng, chỉ có nghề làm gốm nuôi sống người dân nơi đây từ đời này qua đời khác.
Hiện nay làng có 117 ngôi nhà bằng các nhà vườn truyền thống, cùng hệ thống đường sá, cây xanh nối liền với nhau một cách tự nhiên và sinh động của một vùng sinh thái độc đáo; trong đó có 27 ngôi nhà rường và 17 nhà thờ họ.
Giữa khuôn viên của ngôi nhà là các hàng rào hở bằng cây chè tàu, uốn lượn theo trục đường làng, ngõ xóm và lối đi vào từng nhà. Tất cả tạo nên sự hấp dẫn kỳ lạ đối với môi trường sinh sống làm cho con người gắn bó với cảnh quan thiên nhiên trong một làng xinh xắn, với cây đa, bến nước, sân đình.
Làng cổ Phước Tích đã được xếp hạng là di tích quốc gia và hiện được bảo tồn, lưu giữ nét độc đáo cho không gian văn hóa truyền thống về một ngôi làng cổ của Việt Nam./.
Trước đó, Tổ chức JICA phối hợp với Đại học Nữ Chiêu Hòa (Nhật Bản) hỗ trợ và đào tạo nghề cho 20 người dân Phước Tích duy trì nghề gốm bằng cách sản xuất các sản phẩm, mẫu mã mới dựa trên kỹ thuật truyền thống để giới thiệu với du khách.
Tại đây, các chuyên gia đến từ Nhật Bản hỗ trợ người dân Phước Tích ý tưởng sản xuất các dụng cụ ẩm thực như bát, cốc, chén... ngay tại lò gốm của làng để sử dụng tại chỗ, đồng thời giúp nghề gốm phát triển, tạo việc làm và cải thiện đời sống cho người dân. Đặc biệt, sản phẩm chiếc đĩa ăn hình lá vả (loại cây đặc sản của Huế), được bày trí trên bàn ăn trong khu vườn sum suê cây trái, bên những ngọn nến lung linh thắp sáng về đêm tạo không gian ẩm thực độc đáo, thực khách có thể tận hưởng không khí thiên nhiên trong lành và vẻ đẹp lãng mạn của ngôi làng cổ.
Tại các kỳ Festival Huế sắp tới, Phước Tích là điểm đến trong tour du lịch "Hương xưa làng cổ." Loại hình du lịch được phát triển ở đây là Home stay phục vụ khách. Phước Tích vì thế đã thu hút được sự chú ý của nhiều đơn vị lữ hành du lịch trong việc đưa khách về tham quan, lưu trú tìm hiểu, khám phá văn hóa, kiến trúc, đời sống của làng.
Ngoài hệ thống nhà rường cổ, Phước Tích còn hấp dẫn khách du lịch bởi hàng chục đình, chùa, miếu, đền thờ, như: Đình làng Trung, chùa Phước Bửu, miếu Cây Thị, miếu Ðôi, miếu Quang Tế (thờ Yoni va Linga của người Chăm) và các miếu Âm hồn, Con Cọp, Bà Giang (người Chăm), đền Văn Thánh... Trong làng vẫn còn nhiều cây cổ thụ, đặc biệt cây thị hơn 500 năm tuổi. Quanh làng có lũy tre xanh cho thấy bức tranh hoàn chỉnh về làng quê truyền thống đậm bản sắc Việt Nam còn lưu giữ được đến ngày nay.
Làng cổ Phước Tích được xây dựng từ thế kỷ XV, tồn tại đến nay hơn 500 năm. Làng rộng khoảng 32,5 ha, được bao bọc bởi dòng sông Ô Lâu hiền hòa và lắng đọng phù sa, bồi đắp nên làng Phước Tích. Điều đặc biệt là làng không có ruộng, chỉ có nghề làm gốm nuôi sống người dân nơi đây từ đời này qua đời khác.
Hiện nay làng có 117 ngôi nhà bằng các nhà vườn truyền thống, cùng hệ thống đường sá, cây xanh nối liền với nhau một cách tự nhiên và sinh động của một vùng sinh thái độc đáo; trong đó có 27 ngôi nhà rường và 17 nhà thờ họ.
Giữa khuôn viên của ngôi nhà là các hàng rào hở bằng cây chè tàu, uốn lượn theo trục đường làng, ngõ xóm và lối đi vào từng nhà. Tất cả tạo nên sự hấp dẫn kỳ lạ đối với môi trường sinh sống làm cho con người gắn bó với cảnh quan thiên nhiên trong một làng xinh xắn, với cây đa, bến nước, sân đình.
Làng cổ Phước Tích đã được xếp hạng là di tích quốc gia và hiện được bảo tồn, lưu giữ nét độc đáo cho không gian văn hóa truyền thống về một ngôi làng cổ của Việt Nam./.
Nguồn: TTXVN