Quần thể hang dung nham dài nhất Đông Nam Á ở Đồng Nai
Sau gần 2 tháng khảo sát và thám hiểm quần thể hang động tại huyện Tân Phú và huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai, các nhà khoa học thuộc Viện sinh học Nhiệt đới Việt Nam và Hội Hang động Berlin của Cộng hòa Liên bang Đức đã phát hiện hang động có nguồn gốc dung nham do quá trình phun trào núi lửa tại khu vực huyện Tân Phú có chiều dài lớn nhất Đông Nam Á.
Người dân địa phương cho biết những hang động này đã tồn tại từ rất nhiều năm nay. Sau giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước năm 1975, một số người dân đã đến vùng đất này khai hoang làm nương rẫy. Thời điểm đó, họ đã phát hiện nhiều cửa hang lộ thiên. Người dân cũng tò mò vào thám hiểm, tuy nhiên do hệ thống hang chạy dài trong lòng đất, cửa hang hẹp, thiếu ôxy nên không ai dám vào sâu hơn.
Trước những thông tin về hệ thống hang động trên, Đoàn khảo sát của Hội Hang động Berlin và các nhà khoa học của Việt Nam đã tiến hành thám hiểm, khảo sát tổng cộng 11 hang dung nham, với tổng chiều dài 1,8km từ tháng 2/2013 đến nay. Trong số này, hang động dài nhất được Đoàn khảo sát tìm thấy là hang dung nham nằm tại xã Phú Lộc huyện Tân Phú, mà người dân nơi đây vẫn thường gọi là hang Dơi. Hang Dơi được ngăn cách bởi sự sụp đổ, đứt gãy, tạo ra hai hang là hang Dơi 1 và hang Dơi 2.
Ông Chung Thế Thành, người dân xã Phú Lộc, huyện Tân Phú, Đồng Nai cho biết vào những tháng trời mưa, nước ngập lên đến nửa hang. Lúc này, loài dơi tập trung đậu trên đỉnh phía trên hang dày đặc và dân chỉ lấy vợt khua bắt dơi mang đi bán.
Hang dơi có hình vòng cung, chiều rộng hang khoảng 10m, chiều cao khoảng 3-4m. Nhiều đoạn hang chiều cao thấp hơn và có thể đụng đến đầu người. Kết cấu phần trên của hang Dơi là những khối đá liền mạch kết dính vào nhau tạo thành hình vòng cung.
Phía dưới hang, do vào mùa mưa nước tràn vào phân nửa hang, do đó nền hang là những lớp bùn và đất, đá. Đi sâu vào trong hang, nhiều loài động vật sinh sống như dơi, rắn, rết, bò cạp và các loài ếch, nhái. Phía trên hang nước được thẩm thấu vào mặt đá tạo môi trường ẩm uớt và thiếu ôxy khi đi sâu vào hang.
Khảo sát của nhóm các nhà khoa học trong và ngoài nước cũng khẳng định rằng hang Dơi có một đoạn dài nhất là 426m, tạo thành một dải hang liên tục, không đứt gãy, nơi được ghi nhận là rộng nhất của hang với chiều cao lên tới 4m và chiều rộng 10m. Nếu xem như đây là một hang động duy nhất của hệ thống, tính cả phần sụp đổ, hang dơi này có tổng chiều dài 534m và được coi là hang dung nham dài nhất khu vực Đông Nam Á.
Trước đó, các nhà khoa học thế giới cũng đã phát hiện hang dung nham Gua Lawah tại Indonesia có tổng chiều dài 400m.
Phát hiện này dự kiến sẽ được Hội Hang động Berlin xuất bản thành một báo cáo đầy đủ bằng tiếng Anh, bao gồm phần bản đồ và phần mô tả về các hang động và sẽ được xuất bản trên ấn phẩm speleological Berlin Speleoclub của Hội.
Trước những phát hiện trên, hiện nay chính quyền địa phương đang tuyên truyền để người dân có ý thức bảo vệ quần thể hang dung nham trên. Một số khu vực, hội bảo vệ thiên nhiên cũng đã cắm bảng đề nghị người dân không vào hang săn bắt dơi nhằm bảo vệ tính đặc trưng cũng như tính đa dạng sinh học đối với các loài sinh vật sống trong hang./.
Trước những thông tin về hệ thống hang động trên, Đoàn khảo sát của Hội Hang động Berlin và các nhà khoa học của Việt Nam đã tiến hành thám hiểm, khảo sát tổng cộng 11 hang dung nham, với tổng chiều dài 1,8km từ tháng 2/2013 đến nay. Trong số này, hang động dài nhất được Đoàn khảo sát tìm thấy là hang dung nham nằm tại xã Phú Lộc huyện Tân Phú, mà người dân nơi đây vẫn thường gọi là hang Dơi. Hang Dơi được ngăn cách bởi sự sụp đổ, đứt gãy, tạo ra hai hang là hang Dơi 1 và hang Dơi 2.
Ông Chung Thế Thành, người dân xã Phú Lộc, huyện Tân Phú, Đồng Nai cho biết vào những tháng trời mưa, nước ngập lên đến nửa hang. Lúc này, loài dơi tập trung đậu trên đỉnh phía trên hang dày đặc và dân chỉ lấy vợt khua bắt dơi mang đi bán.
Hang dơi có hình vòng cung, chiều rộng hang khoảng 10m, chiều cao khoảng 3-4m. Nhiều đoạn hang chiều cao thấp hơn và có thể đụng đến đầu người. Kết cấu phần trên của hang Dơi là những khối đá liền mạch kết dính vào nhau tạo thành hình vòng cung.
Phía dưới hang, do vào mùa mưa nước tràn vào phân nửa hang, do đó nền hang là những lớp bùn và đất, đá. Đi sâu vào trong hang, nhiều loài động vật sinh sống như dơi, rắn, rết, bò cạp và các loài ếch, nhái. Phía trên hang nước được thẩm thấu vào mặt đá tạo môi trường ẩm uớt và thiếu ôxy khi đi sâu vào hang.
Khảo sát của nhóm các nhà khoa học trong và ngoài nước cũng khẳng định rằng hang Dơi có một đoạn dài nhất là 426m, tạo thành một dải hang liên tục, không đứt gãy, nơi được ghi nhận là rộng nhất của hang với chiều cao lên tới 4m và chiều rộng 10m. Nếu xem như đây là một hang động duy nhất của hệ thống, tính cả phần sụp đổ, hang dơi này có tổng chiều dài 534m và được coi là hang dung nham dài nhất khu vực Đông Nam Á.
Trước đó, các nhà khoa học thế giới cũng đã phát hiện hang dung nham Gua Lawah tại Indonesia có tổng chiều dài 400m.
Phát hiện này dự kiến sẽ được Hội Hang động Berlin xuất bản thành một báo cáo đầy đủ bằng tiếng Anh, bao gồm phần bản đồ và phần mô tả về các hang động và sẽ được xuất bản trên ấn phẩm speleological Berlin Speleoclub của Hội.
Trước những phát hiện trên, hiện nay chính quyền địa phương đang tuyên truyền để người dân có ý thức bảo vệ quần thể hang dung nham trên. Một số khu vực, hội bảo vệ thiên nhiên cũng đã cắm bảng đề nghị người dân không vào hang săn bắt dơi nhằm bảo vệ tính đặc trưng cũng như tính đa dạng sinh học đối với các loài sinh vật sống trong hang./.
Nguồn: TTXVN