Bảo tàng Sơn La tiếp nhận 3 trống đồng cổ
Chiếc trống đồng thứ nhất được phát hiện tại xã Mường Lèo (huyện Sông Mã) đã bị vỡ vụn làm nhiều mảnh. Theo kết quả giám định của các nhà chuyên môn, chiếc trống này thuộc loại Đông Sơn Muộn, là trống loại 1 Heger.
Sau khi ghép các mảnh vỡ cho thấy trống có đường kính phần mặt và chân khoảng 40cm. Tang trống phình rộng hơn nhiều so với mặt. Hoa văn trên mặt, trên tang trống đều là các vành hoa văn hình chữ S nằm ngang và hoa văn vạch thẳng song song. Phần thân trống hình trụ trang trí các băng thẳng đứng bằng hoa văn vạch thẳng song song. Ở giữa tang và thân trống có hai đôi quai, ở rìa quai đúc gân lồi, giữa quai trổ thủng từng đoạn.
Chiếc trống thứ 2 cũng được phát hiện tại xã Mường Lèo, huyện Sông Mã, nặng 60kg, đường kính mặt trống 70cm, đường kính chân trống 69cm, chiều cao 46cm. Theo kết quả giám định, chiếc trống này thuộc loại 2 Heger.
Mặt trống có bốn khối tượng cóc chạy ngược chiều kim đồng hồ, ở giữa mặt trống có đúc nổi hình Mặt Trời với sáu tia sáng tỏa ra xung quanh. Hoa văn trên mặt trống bị mòn gần hết, chỉ còn một số mảng nhỏ hoa văn hình quả trám. Trên tang và thân trống cũng có nhiều vành hoa văn, nhưng cũng đã bị mòn nhiều rất khó xác định hình dáng. Trống có hai đôi quai ở giữa phần tang. Phần thân không có hoa văn.
Còn chiếc trống cổ thứ 3, được phát hiện tại xã Chiềng Khoa (huyện Mộc Châu, Sơn La), có trọng lượng 12kg, đường kính mặt trống 43cm, đường kính chân trống 40cm, chiều cao 25,5cm. Mặt trống chờm khỏi tang 1,5cm, ở rìa mặt trống có ba khối tượng cóc chạy ngược chiều kim đồng; ở giữa mặt trống đúc hình Mặt Trời với tám tia sáng tỏa ra xung quanh. Trên mặt trống trang trí năm vành hoa văn hình cánh sen, hình tròn, hình hoa cúc, hình kỷ hà.
Trên tang, thân trống trang trí 6 vành hoa văn hình kỷ hà, hình elíp, hình hoa cúc, hình cánh sen, toàn bộ mặt trống phủ lớp patin màu xanh. Theo kết quả giám định của Viện khảo cổ học Việt
Hiện, Bảo tàng Sơn La đã tiến hành nghiên cứu, lập hồ sơ khoa học và chuẩn bị đưa ra trưng bày phục vụ công chúng./.