A PHP Error was encountered

Severity: Warning

Message: imagecreatefromstring(): Data is not in a recognized format

Filename: helpers/app_helper.php

Line Number: 598

Backtrace:

File: /var/www/vhosts/dulichvn.org.vn/httpdocs/web/system/application/helpers/app_helper.php
Line: 598
Function: imagecreatefromstring

File: /var/www/vhosts/dulichvn.org.vn/httpdocs/web/system/application/helpers/app_helper.php
Line: 249
Function: addThumb

File: /var/www/vhosts/dulichvn.org.vn/httpdocs/web/templates/2018/pages/2018/header.php
Line: 5
Function: addMetaTags

File: /var/www/vhosts/dulichvn.org.vn/httpdocs/web/system/application/controllers/Item.php
Line: 81
Function: view

File: /var/www/vhosts/dulichvn.org.vn/httpdocs/index.php
Line: 315
Function: require_once

A PHP Error was encountered

Severity: Warning

Message: imagedestroy() expects parameter 1 to be resource, boolean given

Filename: helpers/app_helper.php

Line Number: 738

Backtrace:

File: /var/www/vhosts/dulichvn.org.vn/httpdocs/web/system/application/helpers/app_helper.php
Line: 738
Function: imagedestroy

File: /var/www/vhosts/dulichvn.org.vn/httpdocs/web/system/application/helpers/app_helper.php
Line: 249
Function: addThumb

File: /var/www/vhosts/dulichvn.org.vn/httpdocs/web/templates/2018/pages/2018/header.php
Line: 5
Function: addMetaTags

File: /var/www/vhosts/dulichvn.org.vn/httpdocs/web/system/application/controllers/Item.php
Line: 81
Function: view

File: /var/www/vhosts/dulichvn.org.vn/httpdocs/index.php
Line: 315
Function: require_once

Rau cải Mèo - Sản vật quý ở Sapa - www.dulichvn.org.vn

Non nước Việt Nam

Rau cải Mèo - Sản vật quý ở Sapa

Cập nhật: 22/01/2014 15:24:01
Số lần đọc: 2902
Khách du lịch đến Sapa (Lào Cai) thường nhắc nhau ghé chợ hay xuống các bản xa mua rau cải mèo, thứ sản vật xanh tươi, giòn ngọt.

Xét về họ hàng, cải mèo thuộc hàng rau có bẹ, lá dài màu xanh đậm, viền lá xoăn cảm giác như có gai, loại có lông, loại trơn, đó cũng là lý giải cho cái tên. Cải mèo trồng nhiều ở các khu vườn vùng cao của người Mông, là thức ăn chính của họ mỗi ngày.

 

Theo kinh nghiệm của đồng bào Mông, rau cải mèo loại nhỏ, lá có lông li ti màu trắng chế biến ngon hơn loại lớn. Vài năm trước du lịch chưa phát triển, đồng bào chỉ quen trồng cải mèo để ăn, không bán nên không chú trọng trồng trọt số lượng lớn.

 

Dân địa phương có thói quen không trồng rau thành hàng, thành luống mà rải hạt giống của mùa trước ra ven nương, đồi để mọc tự nhiên, cây cứ thế lớn lên, xanh tốt. Cải mèo mọc khắp các vùng đất đồi thấp, thậm chí còn không kén vùng đất xấu, nên được bà con gọi vui là rau vượt khó. 

 

Cải mèo cũng được coi là loại rau quý vì được thiên nhiên chọn lọc nên sức sống mãnh liệt, vượt qua thời tiết mùa đông khắc nghiệt có băng ở vùng núi và sinh trưởng khỏe, chống chịu sâu bệnh rất tốt.

 

Đến các bản xa trung tâm Sapa như Tà Van, Cát Cát… du khách no mắt bởi màu xanh những luống rau bên cạnh ruộng bậc thang thoai thoải. Nếu may mắn bạn sẽ được người Mông hiếu khách mời ở lại dùng bữa. Bữa ăn đạm bạc với cơm trắng, cải mèo xào mỡ đông thêm tí gừng với chén canh khoai mà ngon đến lạ trong tiết trời Tây Bắc lạnh tê người. 

 

Cải mèo có vị ngon và đặc biệt giòn nên phong phú về cách chế biến, từ xào, nấu, luộc hoặc dùng để ăn lẩu. Dù chế biến đơn giản hay cầu kỳ, người nấu thường vặn tròn để ngắt rau thành từng đoạn thay vì lấy dao thái, như vậy mới đảm bảo giữ nguyên hương vị ngọt tự nhiên của cải. 

Cách chế biến đơn giản và được ưa chuộng nhất là thái nhỏ, giã gừng đổ nước vào đun sôi và sau khi nêm nếm là có một bát canh nóng hổi. Rau có thể nấu cùng với thịt gà băm nhỏ cùng gừng, nêm vừa mắm, muối, sẽ dễ cảm nhận chất ngọt của thịt gà hài hòa với cái ngọt mát, ngăm ngăm đắng của rau cải làm cho người ăn cảm thấy không bị ngán.

 

Những sợi rau giòn, dai hơi đắng đầu lưỡi nhưng dần dần sẽ thấy vị ngọt khi kết hợp với món thịt bò tơ mềm có vị đậm đà rất riêng.

 

Tiếng lành đồn xa, loại rau này nhanh chóng được nhân rộng trồng ở các địa phương khác và có mặt ở nhiều siêu thị rau sạch tại Hà Nội. Loại cây dân dã này cũng đang được đưa vào dự án phát triển đặc sản địa phương nhằm giúp cải thiện đời sống bà con người Mông./.
Nguồn: sapalaocai.com

Cùng chuyên mục

TIN NỔI BẬT