Hội thảo “Marketing Bảo tàng và Di tích” 2016
Ngày 23/8, tại Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra Hội thảo “Marketing Bảo tàng và Di tích” 2016.
Ảnh minh họa
Hội thảo do Bảo tàng Lịch sử quốc gia, Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh và Bảo tàng Lịch sử Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức.
Tại Hội thảo đã có 34 bài tham luận của các cá nhân, đơn vị trong khối bảo tàng, di tích. Hầu hết các báo cáo tham luận đều hướng đến thực trạng hoạt động marketing của khối bảo tàng, di tích hiện nay và chia sẻ thực tiễn hoạt động marketing của các bảo tàng, di tích. Bên cạnh đó, Hội thảo đã đưa ra và thống nhất các công cụ cơ bản của marketing di sản văn hóa, bảo tàng, trong đó có đặt vấn đề tiếp thị qua mạng xã hội, quan hệ công chúng, quản trị truyền thông và tổ chức các ấn phẩm có tính quảng bá…; các giải pháp truyền thông marketing để thu hút khách tham quan bảo tàng.
Theo TS Hoàng Anh Tuấn - giám đốc bảo tàng Lịch sử TP.HCM, hiện nay vẫn còn tồn tại quan niệm phủ nhận sự tồn tại của thị trường trong hoạt động di sản văn hóa, cho rằng đây là lĩnh vực hoạt động văn hóa tinh thần, giáo dục truyền thống do đó không phải là hoạt động hàng hóa, thương mại; hoạt động này phải là miễn phí, phi lợi nhuận cho mọi đối tượng và bảo tàng chính là thiết chế văn hóa thường xếp vào khối sự nghiệp - không phải là doanh nghiệp ngay trong cả bối cảnh kinh tế thị trường. Chính cách hiểu này trở thành “rào cản lớn về mặt chính sách đối với sự phát triển của các bảo tàng công lập”.
Việc tổ chức Hội thảo lần này là một diễn đàn khoa học mang hiệu quả thiết thực đối với công tác truyền thông, marketing bảo tàng, di tích trong thời gian tới.
Tại Hội thảo đã có 34 bài tham luận của các cá nhân, đơn vị trong khối bảo tàng, di tích. Hầu hết các báo cáo tham luận đều hướng đến thực trạng hoạt động marketing của khối bảo tàng, di tích hiện nay và chia sẻ thực tiễn hoạt động marketing của các bảo tàng, di tích. Bên cạnh đó, Hội thảo đã đưa ra và thống nhất các công cụ cơ bản của marketing di sản văn hóa, bảo tàng, trong đó có đặt vấn đề tiếp thị qua mạng xã hội, quan hệ công chúng, quản trị truyền thông và tổ chức các ấn phẩm có tính quảng bá…; các giải pháp truyền thông marketing để thu hút khách tham quan bảo tàng.
Theo TS Hoàng Anh Tuấn - giám đốc bảo tàng Lịch sử TP.HCM, hiện nay vẫn còn tồn tại quan niệm phủ nhận sự tồn tại của thị trường trong hoạt động di sản văn hóa, cho rằng đây là lĩnh vực hoạt động văn hóa tinh thần, giáo dục truyền thống do đó không phải là hoạt động hàng hóa, thương mại; hoạt động này phải là miễn phí, phi lợi nhuận cho mọi đối tượng và bảo tàng chính là thiết chế văn hóa thường xếp vào khối sự nghiệp - không phải là doanh nghiệp ngay trong cả bối cảnh kinh tế thị trường. Chính cách hiểu này trở thành “rào cản lớn về mặt chính sách đối với sự phát triển của các bảo tàng công lập”.
Việc tổ chức Hội thảo lần này là một diễn đàn khoa học mang hiệu quả thiết thực đối với công tác truyền thông, marketing bảo tàng, di tích trong thời gian tới.
Nguồn: Cinet