Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia “Lễ cúng rừng của dân tộc Nùng”
Ngày 26/2, UBND huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang) đã long trọng tổ chức Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia Lễ cúng rừng của dân tộc Nùng và xếp hạng bổ sung di tích Quốc gia danh lam thắng cảnh ruộng bậc thang của huyện.
Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia “Lễ cúng rừng của dân tộc Nùng”. Ảnh: hagiangtv.vn
Là huyện vùng cao của tỉnh Hà Giang, Hoàng Su Phì có những nét văn hóa độc đáo và phong phú, được cộng đồng các dân tộc nơi đây nuôi dưỡng, bảo tồn và phát huy trong suốt quá trình tồn tại và phát triển như: những cảnh quan ruộng bậc thang kỳ vĩ; những lễ, hội, lễ thức văn hóa dân gian; làn điệu dân ca, dân vũ; tập quán phương thức lao động, sản xuất và sinh hoạt mang bản sắc độc đáo và riêng biệt không nơi nào có được...
Trong đó, Lễ cúng rừng của người Nùng ở huyện Hoàng Su Phì đã có từ lâu đời, theo truyền thuyết kể rằng Lễ cúng rừng của người Nùng là để tưởng nhớ vị thủ lĩnh là Hoàng Vần Thùng, người được nhân dân tôn là Thần rừng vì đã có công hy sinh giúp dân làng chống giặc, đem lại cuộc sống yên bình cho các tộc họ người Nùng. Để tưởng nhớ người thủ lĩnh đó các tộc họ người Nùng đã dành những khu rừng già tươi tốt, có vị trí đẹp là nơi linh thiêng để lập miếu thờ và tôn làm Thần rừng. Ngoài ý nghĩa về tâm linh, thể hiện bản sắc, tín ngưỡng riêng của đồng bào dân tộc Nùng, Lễ cúng thần rừng ở Hoàng Su Phì còn góp phần bảo vệ rừng, bảo vệ thiên nhiên. Trải qua nhiều năm tháng, lễ thức này vẫn được duy trì cho đến ngày nay.
Theo thống kê, từ năm 2011 đến nay, huyện Hoàng Su Phì đã có 4 di tích cấp Quốc gia, 4 di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng cấp tỉnh; trong đó có 3 di sản văn hóa phi vật thể. Đặc biệt, năm 2016 huyện Hoàng Su Phì tiếp tục được Bộ VHTTDL ra Quyết định công bố danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia Lễ cúng rừng của dân tộc Nùng, huyện Hoàng Su Phì. Đồng thời, xếp hạng bổ sung di tích Quốc gia danh lam thắng cảnh ruộng bậc thang tại 5 xã, nâng tổng số xã được xếp hạng lên 11 xã.
Trong đó, Lễ cúng rừng của người Nùng ở huyện Hoàng Su Phì đã có từ lâu đời, theo truyền thuyết kể rằng Lễ cúng rừng của người Nùng là để tưởng nhớ vị thủ lĩnh là Hoàng Vần Thùng, người được nhân dân tôn là Thần rừng vì đã có công hy sinh giúp dân làng chống giặc, đem lại cuộc sống yên bình cho các tộc họ người Nùng. Để tưởng nhớ người thủ lĩnh đó các tộc họ người Nùng đã dành những khu rừng già tươi tốt, có vị trí đẹp là nơi linh thiêng để lập miếu thờ và tôn làm Thần rừng. Ngoài ý nghĩa về tâm linh, thể hiện bản sắc, tín ngưỡng riêng của đồng bào dân tộc Nùng, Lễ cúng thần rừng ở Hoàng Su Phì còn góp phần bảo vệ rừng, bảo vệ thiên nhiên. Trải qua nhiều năm tháng, lễ thức này vẫn được duy trì cho đến ngày nay.
Theo thống kê, từ năm 2011 đến nay, huyện Hoàng Su Phì đã có 4 di tích cấp Quốc gia, 4 di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng cấp tỉnh; trong đó có 3 di sản văn hóa phi vật thể. Đặc biệt, năm 2016 huyện Hoàng Su Phì tiếp tục được Bộ VHTTDL ra Quyết định công bố danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia Lễ cúng rừng của dân tộc Nùng, huyện Hoàng Su Phì. Đồng thời, xếp hạng bổ sung di tích Quốc gia danh lam thắng cảnh ruộng bậc thang tại 5 xã, nâng tổng số xã được xếp hạng lên 11 xã.
Nguồn: Cinet tổng hợp