An Giang: Rừng Tràm Trà Sư vẻ đẹp hoang sơ bình dị
An Giang được thiên nhiên ưu ái ban tặng rất nhiều những phong cảnh tự nhiên tuyệt đẹp, với một sự thu hút rất lớn đối với nhiều khách du lịch gần xa.
Đặc biệt bởi vì sự hoang sơ, dân dã mà khó nơi nào có thể sánh bằng. Đến An Giang, có một điểm đến không thể bỏ qua trong hành trình khám phá xứ miệt vườn, sông nước đó chính là khu sinh thái, rừng quốc gia nổi tiếng nhất đồng bằng sông Cửu Long, rừng tràm Trà Sư.
Từ thị trấn Nhà Bàng thuộc huyện Tịnh Biên, đi theo đường tỉnh lộ 948 đến cầu Bưng Tiên, tại Km số 6 thì rẽ trái và tiếp tục đi theo một con đường đã được trải nhựa dài khoảng 4km là đến rừng tràm Trà Sư. Trà Sư nằm trên địa bàn xã Văn Giáo, nơi đây là khu rừng ngập nước tiêu biểu cho vùng Tây sông Hậu, cũng là nơi sinh sống của nhiều loài động, thực vật thuộc hệ thống rừng đặc dụng Việt Nam.
Khu bảo tồn này nằm cách thành phố Châu Đốc khoảng 30km, được xem là khu bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên tiêu biểu và độc đáo nhất của hệ sinh thái đất ngập nước ở vùng đồng bằng ven sông Cửu Long. Cảnh rừng xanh mướt, mát mẻ mang lại cảm giác thư thái sau giờ làm việc căng thẳng. Rừng tràm Trà Sư được đánh giá là nơi có tầm quan trọng quốc tế trong công tác bảo tồn đất ngập nước tại đồng bằng sông Cửu Long.
Chính nhờ vào sự đa dạng và phong phú về tài nguyên khiến rừng tràm Trà Sư trở thành điểm đến lý tưởng đối với các nhà nghiên cứu và những người ham mê khám phá thiên nhiên hoang dã. Đặc biệt, những tháng mùa nước nổi, là thời gian lý tưởng để đến đây trãi nghiệm và khám phá. Với diện tích gần 850 ha, phần lớn là tràm còn là nơi sinh sống của nhiều động, thực vật trong đó có rất nhiều loài quý hiếm.
70 loài chim thuộc 13 bộ và 31 họ, có 2 loài chim quý hiếm đã được ghi trong sách đỏ Việt Nam là giang sen (Mycteria leucocephala) và điêng điểng (Anhinga melanogaster). 11 loài thú thuộc 4 bộ và 6 họ. Các bộ có số loài nhiều nhất là gặm nhấm với 4 loài, dơi là 15 loài, trong đó có loài dơi chó tai ngắn quý hiếm đã được ghi vào sách Đỏ Việt Nam. 25 loài bò sát và ếch nhái, gồm 2 bộ, 10 họ, trong đó có cả rắn hổ mang và rắn cạp nong.
10 loài cá xuất hiện quanh năm và 13 loài chỉ xuất hiện vào mùa lũ. Không chỉ phong phú về động vật, rừng tràm Trà Sư còn là nơi tụ họp của 140 loài thực vật thuộc 52 hị và 102 chi, trong đó có 22 loài cây gỗ, 25 loài cây bụi, 10 loài dây leo, 70 loài cỏ, 13 loài thủy sinh, 11 loài sinh cảnh, 78 loài thuốc và 22 loài cây cảnh,…
Đến đây, du khách sẽ được hòa mình vào thiên nhiên, len lỏi theo xuồng ba lá, tắc ráng giữa mênh mông rừng tràm. Nhìn từng đoàn người vào tạo nên không khí hết sức nhộn nhịp, ai ai cũng háo hức chụp cho mình một vài tấm ảnh cùng gia đình, bạn bè để lưu giữ lại kỷ niệm tại mảnh đất An Giang huyền bí này. “Con đường màu xanh”, được phủ kín bởi những cánh bèo tây dưới mặt nước, thêm vào đó là những tán rừng tràm xanh mướt tất cả tạo nên một không gian vô cùng mát mẻ.
Rừng Trà Sư đẹp nhất vào mùa nước nổi từ tháng 9 đến tháng 11 hàng năm cũng là thời điểm mặt nước sẽ đầy ấp những cánh bèo như tấm thảm. Tại khu rừng có một đài quan sát, từ đây có thể xem tổng thể cảnh quan khu rừng, ngoài ra còn thấy một số ngọn núi trong dải Thất Sơn như núi Ông Két (Anh Vũ Sơn), núi Ông Cấm (Thiên Cấm Sơn),…
Bên cạnh đó, đến nơi đây du khách không chỉ được ngắm nhìn cảnh sắc mà còn được thư giãn, nghỉ ngơi dưới mái chòi và cùng nhau thưởng thức những món ăn dân dã đậm chất Nam Bộ như: Cá lóc nướng rơm, canh chua cá linh bông điên điển,…
Không gian yên tĩnh của khu rừng, hòa vào đó là tiếng máy chèo, tiếng chim, tiếng cá đã làm nơi đây bỗng dưng đầy nhựa sống. Bỏ lại bôn bề của cuộc sống thường ngày, mọi người được cảm nhận không gian thanh bình, từ ngắm khung cảnh nên thơ, nghe tiếng chim hót líu lo, hít thở bầu không khí trong lành, hay thả tay vào dòng nước mát lạnh.
Trà Sư là một địa điểm lý tưởng cho những ai muốn trốn chạy khỏi sự ồn ào của phố thị. Vẻ đẹp hiền hòa và mộc mạc của cảnh vật cùng sự phóng khoáng và đôn hậu cảu con người nơi đây khiến ai lâu ngày không ghé thăm sẽ thương nhớ lúc nào không hay.
Rừng tràm Trà Sư là một trong số những khu sinh thái rừng tràm còn sót lại ít ỏi ở Việt Nam. Với sự đa dạng cả về động, thực vật, là nơi thích hợp để trải nghiệm thực tế với thiên nhiên hoang dã./.
Từ thị trấn Nhà Bàng thuộc huyện Tịnh Biên, đi theo đường tỉnh lộ 948 đến cầu Bưng Tiên, tại Km số 6 thì rẽ trái và tiếp tục đi theo một con đường đã được trải nhựa dài khoảng 4km là đến rừng tràm Trà Sư. Trà Sư nằm trên địa bàn xã Văn Giáo, nơi đây là khu rừng ngập nước tiêu biểu cho vùng Tây sông Hậu, cũng là nơi sinh sống của nhiều loài động, thực vật thuộc hệ thống rừng đặc dụng Việt Nam.
Khu bảo tồn này nằm cách thành phố Châu Đốc khoảng 30km, được xem là khu bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên tiêu biểu và độc đáo nhất của hệ sinh thái đất ngập nước ở vùng đồng bằng ven sông Cửu Long. Cảnh rừng xanh mướt, mát mẻ mang lại cảm giác thư thái sau giờ làm việc căng thẳng. Rừng tràm Trà Sư được đánh giá là nơi có tầm quan trọng quốc tế trong công tác bảo tồn đất ngập nước tại đồng bằng sông Cửu Long.
Chính nhờ vào sự đa dạng và phong phú về tài nguyên khiến rừng tràm Trà Sư trở thành điểm đến lý tưởng đối với các nhà nghiên cứu và những người ham mê khám phá thiên nhiên hoang dã. Đặc biệt, những tháng mùa nước nổi, là thời gian lý tưởng để đến đây trãi nghiệm và khám phá. Với diện tích gần 850 ha, phần lớn là tràm còn là nơi sinh sống của nhiều động, thực vật trong đó có rất nhiều loài quý hiếm.
70 loài chim thuộc 13 bộ và 31 họ, có 2 loài chim quý hiếm đã được ghi trong sách đỏ Việt Nam là giang sen (Mycteria leucocephala) và điêng điểng (Anhinga melanogaster). 11 loài thú thuộc 4 bộ và 6 họ. Các bộ có số loài nhiều nhất là gặm nhấm với 4 loài, dơi là 15 loài, trong đó có loài dơi chó tai ngắn quý hiếm đã được ghi vào sách Đỏ Việt Nam. 25 loài bò sát và ếch nhái, gồm 2 bộ, 10 họ, trong đó có cả rắn hổ mang và rắn cạp nong.
10 loài cá xuất hiện quanh năm và 13 loài chỉ xuất hiện vào mùa lũ. Không chỉ phong phú về động vật, rừng tràm Trà Sư còn là nơi tụ họp của 140 loài thực vật thuộc 52 hị và 102 chi, trong đó có 22 loài cây gỗ, 25 loài cây bụi, 10 loài dây leo, 70 loài cỏ, 13 loài thủy sinh, 11 loài sinh cảnh, 78 loài thuốc và 22 loài cây cảnh,…
Đến đây, du khách sẽ được hòa mình vào thiên nhiên, len lỏi theo xuồng ba lá, tắc ráng giữa mênh mông rừng tràm. Nhìn từng đoàn người vào tạo nên không khí hết sức nhộn nhịp, ai ai cũng háo hức chụp cho mình một vài tấm ảnh cùng gia đình, bạn bè để lưu giữ lại kỷ niệm tại mảnh đất An Giang huyền bí này. “Con đường màu xanh”, được phủ kín bởi những cánh bèo tây dưới mặt nước, thêm vào đó là những tán rừng tràm xanh mướt tất cả tạo nên một không gian vô cùng mát mẻ.
Rừng Trà Sư đẹp nhất vào mùa nước nổi từ tháng 9 đến tháng 11 hàng năm cũng là thời điểm mặt nước sẽ đầy ấp những cánh bèo như tấm thảm. Tại khu rừng có một đài quan sát, từ đây có thể xem tổng thể cảnh quan khu rừng, ngoài ra còn thấy một số ngọn núi trong dải Thất Sơn như núi Ông Két (Anh Vũ Sơn), núi Ông Cấm (Thiên Cấm Sơn),…
Bên cạnh đó, đến nơi đây du khách không chỉ được ngắm nhìn cảnh sắc mà còn được thư giãn, nghỉ ngơi dưới mái chòi và cùng nhau thưởng thức những món ăn dân dã đậm chất Nam Bộ như: Cá lóc nướng rơm, canh chua cá linh bông điên điển,…
Không gian yên tĩnh của khu rừng, hòa vào đó là tiếng máy chèo, tiếng chim, tiếng cá đã làm nơi đây bỗng dưng đầy nhựa sống. Bỏ lại bôn bề của cuộc sống thường ngày, mọi người được cảm nhận không gian thanh bình, từ ngắm khung cảnh nên thơ, nghe tiếng chim hót líu lo, hít thở bầu không khí trong lành, hay thả tay vào dòng nước mát lạnh.
Trà Sư là một địa điểm lý tưởng cho những ai muốn trốn chạy khỏi sự ồn ào của phố thị. Vẻ đẹp hiền hòa và mộc mạc của cảnh vật cùng sự phóng khoáng và đôn hậu cảu con người nơi đây khiến ai lâu ngày không ghé thăm sẽ thương nhớ lúc nào không hay.
Rừng tràm Trà Sư là một trong số những khu sinh thái rừng tràm còn sót lại ít ỏi ở Việt Nam. Với sự đa dạng cả về động, thực vật, là nơi thích hợp để trải nghiệm thực tế với thiên nhiên hoang dã./.
Nguồn: Gia đình & Pháp luật