Lễ hội văn hoá nghệ thuật “Ký ức cầu Long Biên” tại Hà Nội
Festival với chủ đề “Ký ức cầu Long Biên”, chương trình nghệ thuật lần đầu tiên được thực hiện tại Việt Nam sẽ được tổ chức vào hai ngày 10 và 11/10/2009 tới.
Đây là sự kiện văn hoá đặc biệt nhằm tôn vinh một Thủ Đô có chiều dài lịch sử và chiều sâu văn hoá, hướng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, đồng thời "Ký ức cầu Long Biên” cũng nhằm kỷ niệm 55 năm ngày giải phóng Thủ đô, đánh dấu Năm ngoại giao văn hoá 2009.
Khách tham quan sẽ có cơ hội "đi xuyên suốt ba thế kỷ" trên cây cầu lịch sử với chiều dài 1.682 mét. Cây cầu sẽ là bảo tàng sống và không gian triển lãm văn hoá được diễn tả bằng các loại hình nghệ thuật như tranh, ảnh, điêu khắc, âm nhạc, chiếu phim, diều sáo, xiếc… sẽ kết nối các thế hệ, nối quá khứ với hiện tại, nối Việt Nam với thế giới.
Bà Nguyễn Nga, người sáng lập Ngôi nhà nghệ thuật (31A Văn Miếu), đồng thời là người triển khai Chương trình này cho biết: “Trên 800 mét từ ga Long Biên vào thành phố sẽ là khu vực ẩm thực, làng nghề, âm nhạc của thế kỷ XIX ; trên cây cầu dài 1.682 mét là con đường của ký ức và ước mơ với các loại hình nghệ thuật; đầu cầu phía Gia Lâm là khu vực của thế kỷ XXI với khu ẩm thực, âm nhạc và chiếu phim…”.
Khai mạc lễ hội, bốn toa tàu cổ sẽ chở 250 quan khách và các nghệ sĩ đi từ ga Gia Lâm qua cầu vào ga Long Biên. Trong những ngày diễn ra Lễ hội, các phương tiện giao thông tạm thời ngừng họat động (trừ tàu hỏa), phần đường hai bên cầu sẽ dành cho người đi bộ.
Chương trình có sự góp mặt của đại diện các đại sứ quán tại Hà Nội, các nhà ngoại giao và đông đảo các nghệ sĩ trong và ngoài nước.
Khách tham quan sẽ có cơ hội "đi xuyên suốt ba thế kỷ" trên cây cầu lịch sử với chiều dài 1.682 mét. Cây cầu sẽ là bảo tàng sống và không gian triển lãm văn hoá được diễn tả bằng các loại hình nghệ thuật như tranh, ảnh, điêu khắc, âm nhạc, chiếu phim, diều sáo, xiếc… sẽ kết nối các thế hệ, nối quá khứ với hiện tại, nối Việt Nam với thế giới.
Bà Nguyễn Nga, người sáng lập Ngôi nhà nghệ thuật (31A Văn Miếu), đồng thời là người triển khai Chương trình này cho biết: “Trên 800 mét từ ga Long Biên vào thành phố sẽ là khu vực ẩm thực, làng nghề, âm nhạc của thế kỷ XIX ; trên cây cầu dài 1.682 mét là con đường của ký ức và ước mơ với các loại hình nghệ thuật; đầu cầu phía Gia Lâm là khu vực của thế kỷ XXI với khu ẩm thực, âm nhạc và chiếu phim…”.
Khai mạc lễ hội, bốn toa tàu cổ sẽ chở 250 quan khách và các nghệ sĩ đi từ ga Gia Lâm qua cầu vào ga Long Biên. Trong những ngày diễn ra Lễ hội, các phương tiện giao thông tạm thời ngừng họat động (trừ tàu hỏa), phần đường hai bên cầu sẽ dành cho người đi bộ.
Chương trình có sự góp mặt của đại diện các đại sứ quán tại Hà Nội, các nhà ngoại giao và đông đảo các nghệ sĩ trong và ngoài nước.
Nguồn: website Vietnamplus