Non nước Việt Nam

Một số nhạc cụ đặc trưng của đồng bào Bahnar, Gia Lai

Cập nhật: 23/06/2009 09:09:57
Số lần đọc: 2321
Kho tàng nhạc khí của đồng bào Bahnar, Jrai hết sức phong phú, chế tạo bằng nhiều chất liệu khác nhau. Từ các loại nhạc khí cổ sơ có chất liệu thiên nhiên như đá, tre, nứa, vỏ bầu, dây rừng, gỗ, lá cây… đến các loại nhạc khí pha trộn giữa chất liệu thiên nhiên với kim loại đồng, sắt… và cuối cùng là loại nhạc khí được chế tác hoàn toàn kim loại đó là cồng chiêng, lục lạc, chập chõa.

Nổi tiếng và được bạn bè quốc tế biết đến là đàn T’rưng và cồng chiêng. Đàn T’rưng làm bằng nứa, những ống nứa được lựa chọn sắp xếp theo hàng âm…chỉ đơn giản như thế nhưng giai điệu của đàn T’rưng lại réo rắc, trong trẻo đến nỗi khiến người ta như đang lạc vào suối rừng bao la. Bên cạnh đó cồng chiêng là loại nhạc khí không kém phần hấp dẫn, âm vang lúc trầm hùng lúc tha thiết, theo mỗi ngữ cảnh của lễ hội đã thu hút sự quan tâm của du khách.

 

Nhạc khí của người bản địa Gia Lai còn cả một kho tàng như Goong teng teng, goong tốc lốc, tôi alao, đàn mõ, đàn khinh khung, trống cái, trống vừa, trống nhỏ, kèn lá, kèn kêu thú, kèn t’nốt, sáo alai, sáo chul, đinh dek, goong rel…

 

Tất cả các loại nhạc khí này được tồn tại và được cải tiến luôn gắn với cuộc sống lao động chính vì vậy nó đã ăn sâu vào tâm hồn, tình cảm của các  dân tộc.

Nguồn: website báo Gia Lai

Cùng chuyên mục

TIN NỔI BẬT