Bến Tre: Kế hoạch phát triển du lịch cồn Ốc
Quang cảnh thưởng thức nước dừa tại vườn. Ảnh: LL
Hưng Phong bao bọc bởi sông, rạch và các loại cây thủy sinh như bần, dừa nước và các vườn cây ăn trái; đặc biệt là tập hợp trên 20 giống dừa trên mãnh đất nầy. Khí hậu nơi đây thoáng mát, cùng chung khí hậu ĐBSCL; thủy triều lên xuống ngày 2 lần và trong năm có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 11 và mùa nắng từ tháng 11 đến tháng 4.
Hiện tại trên mãnh đất cồn Hưng Phong có 6.000 dân, với 1493 hộ; cuộc sống và việc làm hầu hết là nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Về dừa thì toàn xã có 617,3 ha trong đó loại dừa xiêm xanh có chỉ dẫn địa lý chiếm 45,2 ha và dừa xiêm dứa chiếm 15 ha; cây ăn trái khác chiếm 80,76 ha; bưởi da xanh đặc sản có chỉ dẫn địa lý là 21,75 ha. Về nuôi trồng thủy sản có 245,7 ha. Về tiểu thủ công nghiệp có 3 hộ sản xuất hàng mỹ nghệ từ Dừa; Làng nghề đan giỏ cọng dừa với 500 hộ vệ tinh và 13 hộ thu gom; 6 cơ sở và 1 chi nhánh làm than thiêu kết. Hiện tại 100% hộ dân đều có sử dụng điện; phương tiện chuyên chở trong xã phù hợp với sự đi lại của người dân. Để đáp ứng yêu cầu phục vụ khách du lịch trên địa bàn cồn Ốc, đầu tư thêm các bến tàu du lịch giành riêng cho khách du lịch lên xuống, đồng thời đưa nguồn nước sạch đến là du lịch sẽ đủ điều kiện phát triển.
Với một tài nghiên thiên nhiên khổng lồ và tài nguyên du lịch hấp dẫn đã cho thấy Cồn Ốc có đầy tiềm năng du lịch. Nơi đây là điểm thuận lợi về đường thủy lẫn đường bộ; là tâm điểm của các hướng nối kết dễ dàng như: TP.Bến Tre xuống đường thủy về đường bộ hay ngươc lại; từ Hưng Phong nối tiếp hành trình đi tuyến về nguồn của Giồng Trôm, Ba Tri hay nối tuyến qua Định Thủy - Mỏ Cày Nam, nơi đã diễn ra cuộc Đồng Khởi 17/1/1960 và hiện nay là khu Di tích Quốc gia đặc biệt. Từ đây du khách tiếp tục đi biển Thạnh Phú hay Chợ nổi Dừa hoặc về vùng Trái cây Cái Mơn - Chợ Lách.
Với sự mong mõi ước ao làm du lịch của các hộ dân nơi đây như gia đình ông Phan Văn Hy có 40 công dừa và trái cây; bà Đặng Thị Bé có 20 công dừa và trái cây; ông Nguyễn Văn Tráng; ông Đổ Thành Thưởng; bà Châu Thị Hồng, Lê Thị Kim Chi, Nguyễn Văn Tiến, Đặng Văn Song, Nguyễn Văn Trương, Cty Gò Đáng, Cty Lan Vương;... tất cả đều muốn làm du lịch từ khi Hưng Phong có đề án phát triển du lịch trên 10 năm trước, đến bây giờ vẫn chưa thực hiện được. Việc lập kế hoạch đề án phát triển du lịch Cồn Ốc là cần thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay của huyện giồng Trôm.
Qua phân tích của nhà tư vấn ông Phan Đình Huê - Giám đốc công ty du lịch Vòng Tròn Việt phân tích SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức) đối với tài nguyên du lịch tương đối tốt, với sự đồng thuận của cộng đồng dân cư cùng sự quyết tâm của chính quyền Xã Hưng Phong, Huyện Giồng Trôm về việc phát triển du lịch và hình thành khu du lịch trên mãnh đất Cồn Ốc sẽ trở thành một trung du lịch mới trên sông Hàm Luông. Điểm mạnh là vị trí gần TP.Bến Tre, là tuyến trọng điểm trên sông Hàm Luông; hai bên bờ sông Hàm Luông nơi đây là một view rất giá trị cho các cơ sở du lịch có một tầm nhìn đẹp kéo dài hàng chục km; người dân hiền hòa và thích làm du lịch kết hợp với những vườn dừa đẹp, nhiều hộ dân làm nghề đan đát, hàng thủ công mỹ nghệ; nhiều sản phẩm ẩm thực độc đáo như tôm càng xanh nổi tiếng khi chế biến với nguyên liệu dừa,... Ông nhận xét tốc độ tăng trưởng của ngành du lịch Bến Tre cao hơn tốc độ tăng trưởng du lịch của cả nước và nhiều hơn so với các tỉnh ĐBSCL. Do vậy việc khai thác du lịch tại Cồn Ốc trên sông Hàm Luông là điều cần thiết triển khai bởi du khách đến Bến Tre khi trải nghiệm sông nước Xứ Dừa chỉ dừng lại ở Châu Thành, Nam thành Phố Bến Tre và Chợ Lách.
Kế hoạch của Dự án thành công sẽ nâng chuỗi giá trị du lịch tại Bến Tre, sẽ thu hút nhà đầu tư, phát triển doanh nghiệp; tăng du khách, phát triển tour tuyến; giữ chân khách dài ngày; các dịch vụ vận chuyển, tham quan, ăn, nghỉ, giải trí, mua sắm;... sẽ nâng lên; bà con nông dân sẽ xuất khẩu hàng hóa sản xuất tại chỗ;... sẽ góp phần cho kinh tế, xã hội ngày càng nâng lên, góp phần rút ngắn thời gian đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh./.