Phát huy di sản trong du lịch tại Long An - Nàng công chúa ngủ trong rừng
Chùa Tôn Thạnh là điểm đến đầu tiên của đoàn du khảo
Trong chuyến du khảo, đoàn đến thăm một số di tích thuộc huyện Cần Đước và Cần Giuộc: Chùa Tôn Thạnh, khu di tích Rạch Núi, Đình Tân Chánh, đồn Rạch Cát và Nhà Trăm Cột. Các chuyên gia đến từ Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP. HCM đánh giá cao công tác bảo tồn của Long An. Tuy nhiên, đến nay, các di tích, di sản trên địa bàn tỉnh vẫn chưa được phát huy và được ví như "nàng công chúa ngủ trong rừng.".
Các chuyên gia đánh giá cao việc đưa cuộc sống vào du lịch nhằm phát triển du lịch cộng đồng (Ảnh: chủ nhà Trăm Cột giới thiệu về căn nhà cho đoàn du khảo)
Trong buổi tọa đàm, các chuyên gia đã có nhiều phân tích, đóng góp vào việc phát huy di tích, di sản văn hóa trong phát triển du lịch tại Long An. Để phát triển du lịch, Long An cần xây dựng thương hiệu địa phương, đưa văn hóa, cuộc sống vào du lịch,...
Từ những nghiên cứu của mình, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Thơ - Trưởng khoa Văn hóa, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP.HCM đưa ra đề xuất xây dựng 2 cung đường du lịch tại Long An: Lễ hội văn hóa lịch sử (qua các huyện Cần Đước, Cần Giuộc, Châu Thành và TP.Tân An) và Hành trình văn hóa Óc Eo trên đất Long An (men theo 2 dòng Vàm Cỏ).
Trong buổi tọa đàm, các chuyên gia đã có nhiều phân tích, đóng góp vào việc phát huy di tích, di sản văn hóa trong phát triển du lịch tại Long An
Chuyến du khảo là hoạt động nhằm tăng cường hợp tác và trao đổi học thuật trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa trong phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Long An, đồng thời tạo điều kiện đưa lý luận nghiên cứu văn hóa và ứng dụng xã hội vào nghiên cứu, giảng dạy tại Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP.HCM./.
Quế Lâm