Quy tắc bảo vệ con bố mẹ cần nhớ khi cho bé đi xe buýt, taxi, ô tô riêng
Vào những lúc rảnh rỗi hoặc cuối tuần, cha mẹ thường dành thời gian đưa con yêu đi du lịch. Đây là một trải nghiệm thú vị, đem lại nhiều điều bổ ích cho các bé. Khi đi chơi, các gia đình thường lựa chọn phương tiện giao thông công cộng hoặc xe riêng. Và dưới đây là những điều cha mẹ cần lưu ý để bảo vệ con an toàn khi di chuyển trên đường.
1. Chú ý tránh giờ cao điểm
Sử dụng phương tiện giao thông công cộng này vào giờ cao điểm thật không hề dễ dàng. Mẹ nên ra dấu cho cánh tài xế xe buýt dừng kịch ga để không làm xô em bé khi bước lên. Ngoài ra, giày dép có đế phẳng sẽ hợp lý hơn những chiếc cao gót, đế cao phải tì lực mạnh, không thoải mái và dễ mất thăng bằng.
Tốt nhất là nếu có thể, bạn nên chọn giờ xuất phát tránh giờ cao điểm để đảm bảo an toàn.
2. Chú ý chỗ ngồi trên xe
Hầu hết ghế ngồi trên xe buýt đều có ghế dành riêng cho người già, phụ nữ có thai và có trẻ em nhỏ. Mẹ có thể chọn chỗ ngồi gần cửa xuống để thuận tiện di chuyển, không quá khó khăn trong một không gian lúc nhúc người.
Hạn chế, không để trẻ ngồi ghế trước: Cẩn tắc vô áy náy chẳng bao giờ thừa. Tham gia giao thông luôn có nhiều tình huống nguy hiểm phát sinh đột ngột. Chẳng hạn như tài xế taxi phanh gấp khiến trẻ va đầu vào kính lái, táp lô theo quán tính.
Mẹ rèn cho trẻ thói quen thắt đai an toàn dù trên ghế riêng hay ghế ngồi người lớn. Bạn cần kìm hãm tính hiếu động khó ngồi yên một chỗ mà phải nghịch ngợm, đi lòng vòng vì không những sơ ý làm mất an toàn cho lái xe, mà còn dễ bị thương do va chạm trong không gian hẹp.
3. Chú ý những nơi có thể gây ra nguy hiểm
Một cách tuyệt vời để làm yên lòng bé giữa chốn đông người lạ. Mẹ làm phân tâm bé bằng cách chỉ trỏ những màu sắc chuyển động, các loại xe ở thế giới bên ngoài ô cửa nhỏ. Một chiếc tai đeo giảm âm sẽ giúp bé không bị choáng ngợp tiếng ồn và có thể khóc mếu.
Tuy nhiên, cửa kính ô tô cũng rất nguy hiểm, thế nên khi vào xe ô tô, mẹ hãy dặn tài xế khóa các cửa sổ lại để con không nghịch ngợm.
4. Để ý những người xung quanh bé
Điều khó chịu nhất đối với trẻ nhỏ đó là một chiếc xe buýt đông người. Mẹ cần chuẩn bị đai an toàn giữ trẻ phía trước. Bằng cách đó, cơ thể bạn hoạt động như một tấm lá chắn cho bé không vùng vẫy, nhô khuỷu tay ra ngoài. Nó cũng giúp bé bình tĩnh hơn, tập trung vào giọng nói của bạn. Không gì vui sướng hơn việc được nhìn thấy khuôn mặt của mẹ giữa đám đông toàn người lạ mặt.
5. Giữ vệ sinh cho con
Chốn công cộng là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn lây lan. Liệu mẹ có biết bao nhiêu vi trùng ở trên thanh lan can, ghế ngồi có thể dễ dàng phá vỡ tuyến phòng thủ đề kháng của con nhỏ. Nếu bé còn nhỏ tuổi, mẹ hãy cách ly bằng cách đeo găng tay, không để bé chạm vào đồ vật xong quanh và luôn mang theo một lọ nước rửa tay khử trùng.
6. Dự phòng các đồ cần thiết
Mẹ hoàn toàn có thể biến cuộc di chuyển bằng xe buýt thành chuyến phiêu lưu đầy kỳ thú của trẻ thơ nếu chuẩn bị đầy đủ đồ dự phòng trong túi như: đồ chơi yêu thích, núm vú, tã bỉm.
7. Nghỉ ngơi nếu hành trình kéo dài
Mẹ kiểm tra lịch trình có điểm dừng, chỗ nghỉ ngơi phù hợp trong mỗi cuộc hành trình dài hạn chế bế ẵm mà để trẻ chạy nhảy thư giãn, hít thở không khí trong lành và đi vệ sinh.
8. Không để trẻ một mình trên xe
Đây là điều rất tối kỵ. Trẻ dễ bị ngộ độc khí CO2 dẫn tới tử vong nếu ngồi lỳ trong xe không bật điều hòa, đóng kín cửa.
9. Xe gia đình cần lắp ghế riêng cho bé
Ghế ô tô thường được thiết kế dành cho người lớn khiến trẻ nhỏ sẽ bị lọt thỏm, không an toàn. Tùy vào hình thể, trẻ từ 12 tuổi cần lắp đặt ghế riêng có đai an toàn, mẹ dễ theo dõi, chỗ ngồi vừa vặn, chắc chắn không bị xê dịch khi xe chạy vào khúc đường cua.
10. Đừng bao giờ rời mắt khỏi trẻ dù chỉ vài phút
Cuối cùng, ngoài những biện pháp bảo đảm sự an toàn cho trẻ nhỏ, trong suốt chặng hành trình, mẹ nên tương tác pha trò, kể chuyện vui vẻ, dỗ ngủ và chủ động quan sát qua kính những phản ứng phát sinh như buồn đi vệ sinh, khó chịu, buồn ngủ, tuột dây an toàn.
Thảo Hương