Quảng Nam: Hướng đến du lịch bền vững
Du lịch bền vững đã được triển khai tại nhiều nơi trên thế giới. Tuy nhiên, tên gọi bền vững vẫn chưa thống nhất cao trong giới chuyên gia du lịch vì chưa xác định được tiêu chí để đạt đến mức bền vững. Các hoạt động về du lịch bền vững thông qua các trào lưu du lịch khác nhau như du lịch trách nhiệm, du lịch sinh thái, du lịch khám phá…, các hình thức du lịch này đều nằm trong phạm trù du lịch bền vững.
Cuối thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XIX, du lịch nghỉ mát, giải trí bắt đầu xuất hiện tại Úc và Thụy Điển. Cũng vào giai đoạn này, Công ty Du lịch Thomas Cook đã xây dựng chương trình du lịch trọn gói đầu tiên được chào bán rộng rãi. Vào giữa thế kỷ XX, sau chiến tranh thế giới lần thứ II, du lịch hiện đại phát triển mạnh do nền kinh tế phát triển và chính sách phúc lợi cho tất cả các tầng lớp nhân dân. Tuy nhiên, đến năm 1970, khi khủng hoảng dầu lửa trầm trọng, kinh tế thế giới gặp khủng hoảng nặng nề, du lịch trở nên cạnh tranh gay gắt bằng giá cả, tạo ra trào lưu du lịch chen chúc (Mass Tourism). Những mặt tích cực của du lịch chen chúc mang lại cho xã hội những giá trị đáng kể. Đặc biệt sự phát triển các kỳ nghỉ dài ngày đã làm tăng thu nhập cho các nước đang phát triển đến 140% (giai đoạn 1990-2000). Bên cạnh những giá trị tích cực của du lịch chen chúc thì những tác động tiêu cực của nó cũng gây không ít phiền toái như ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước và không khí, các công trình xây dựng mới lấn không gian xanh. Ngoài ra, còn tác động tiêu cực đến xã hội như gia tăng tội phạm, lợi nhuận chỉ mang lại cho một nhóm người, chênh lệch giàu nghèo càng lớn, hủy diệt các loài động vật.
Xu hướng du lịch chen chúc vẫn tồn tại khá phổ biến tại các nước châu Á. Tại Việt
Xây dựng sản phẩm du lịch bền vững
Quảng
Để phát triển du lịch bền vững, cần xây dựng các cơ chế chính sách để thu hút nguồn lực bên ngoài vào đầu tư tại miền núi. Có giải pháp hữu hiệu để phục hồi các hoạt động văn hóa của người Cơ Tu. Ngoài ra, bên cạnh việc bảo vệ nghiêm ngặt các khu vực bảo tồn biển và rừng tại Cù Lao Chàm, cần mở rộng không gian miền núi và mặt biển để phát triển du lịch. Chuẩn hóa các cơ sở homestay đúng ý nghĩa của nó. Các dịch vụ homestay phải tạo điều kiện cho du khách thưởng thức các giá trị văn hóa thường ngày của người địa phương, chứng kiến các hoạt động văn hóa truyền thống trong gia đình vào các dịp lễ, tết, giỗ… Bên cạnh điều kiện vật chất cơ bản để đón khách, gia đình homestay phải có ít nhất 3 thế hệ sống trong cùng một nhà. Cần định hình rõ sản phẩm du lịch và chọn thị trường cung cấp. Du khách châu Âu sẽ sẵn sàng trả chi phí cao để mua các sản phẩm du lịch bền vững hơn các sản phẩm du lịch truyền thống khác.
Ngành du lịch của tỉnh cần thành lập hiệp hội du lịch bền vững, tham gia làm thành viên của các hiệp hội du lịch bền vững thế giới. Đây là kênh thông tin, tài liệu, kinh nghiệm quý và có nhiều hướng dẫn quan trọng trong việc triển khai phát triển du lịch bền vững. Mô hình phát triển du lịch bền vững tại làng rau Trà Quế (Hội An) là ví dụ điển hình để nhân rộng ra các làng quê khác. Sự phát triển bền vững cần phải có sự hợp tác từ ba nhà (Nhà nước - nhà nông - nhà doanh nghiệp), quyền lợi cũng sẽ được chia đều khi thu được kết quả. Tuy nhiên cần nghiên cứu thêm các loại hình du lịch và dịch vụ để có thể kéo dài thời gian lưu trú của khách, tăng khả năng chi tiêu của khách mà không làm phá vỡ nguyên tắc du lịch của nó tại làng.