Nhìn ra thế giới

Pamukkale- Lâu đài bông của Thổ Nhĩ Kỳ

Cập nhật: 08/11/2010 09:50:12
Số lần đọc: 2472
Từ Izmir, thành phố lớn nằm bên bờ biển Aege, đất nước Thổ Nhĩ Kỳ đi xe buýt khoảng ba giờ để đến Denizli, đi thêm 20km nữa là đến thung lũng sông Menderes, tỉnh Denizli phía Tây nam Thổ Nhĩ Kỳ. Nơi đây có một danh thắng độc đáo được mệnh danh là kỳ quan thế giới thứ 8 của nước này đó là Pamukkale, một nguồn nước ngầm rất giàu khoáng chất.

Pamukkale được biết đến một phần vì đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới, nhưng quan trọng hơn là từ hàng ngàn năm trước, thị trấn này đã có khách sạn để phục vụ du khách tham quan, chữa bệnh bằng nguồn suối nước nóng giàu khoáng chất. Theo truyền thuyết cổ xưa, các vùng nước trong những chiếc bể tự nhiên này có thể dùng để chữa bệnh huyết áp cao, bệnh tim, bệnh thấp khớp, các vấn đề về tuần hoàn, rối loạn thần kinh, chứng bệnh tiêu hóa, kiệt sức, bệnh về mắt, bệnh ngoài da và các rối loạn dinh dưỡng. Tại khu vực này có khoảng 17 suối nước nóng nhiệt độ 35 độ C đến 100 độ C.

 

Nhìn từ xa thấy phía sườn đồi này trắng phau, lấp lóa trong nắng như được tuyết phủ. Thật ra đó là hợp chất calcium bocarbonate trong nước suối tích tụ qua nhiều ngàn năm tạo thành những mảng đá vôi trắng tinh, xếp lớp như vỏ sò. Đó là lý do khiến Pamukkale còn được biết đến với cái tên “lâu đài bông”.

Kéo dài tới 2.700m trên dốc núi, Pamukkale được hình thành từ một dạng đá trầm tích lắng đọng do nước từ các suối nước nóng. Nước nơi đây chứa nhiều muối canxi chảy qua các gờ cao nguyên và qua nhiều niên kỷ đã giúp hình thành một chuỗi những nhũ đá, thác nước lớn và thác nước canxi trắng và lòng chảo rất hấp dẫn.

 

Nước suối đọng giữa những lớp đá vôi tạo nên các hồ nước nhỏ xanh ngắt, mực nước chỉ hơn nửa mét, lại phảng phất mùi lưu huỳnh, nhưng khung cảnh thiên nhiên quá đặc sắc khiến du khách có cảm giác như mình đang đắm giữa những lớp mây trắng. Để bảo vệ môi trường, du khách phải để giày, dép ở ngoài khu vực lâu đài bông mà không sợ phải đi về chân không.

Những suối nước nóng này đã trở thành spa từ thế kỷ thứ hai khi người Roma xây dựng ở đây thành phố spa cổ Hierapolis để người dân đến xoa dịu sự đau đớn, phiền não, nhiều người thậm chí còn chọn nơi đây để về ở ẩn và chết cũng tại đây. Pamukkale/Hierapolis đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới năm 1988.

Nguồn: yeudulich

Cùng chuyên mục

TIN NỔI BẬT