Nhìn ra thế giới

Hồ Baikal - Thắng cảnh tuyệt vời của nước Nga

Cập nhật: 09/11/2010 10:19:59
Số lần đọc: 2025
Hồ Baikal nằm ở Siberia (Nga) là hồ nước ngọt lớn nhất và sâu nhất thế giới, rộng 31.722km² và có độ sâu trung bình 744,4m. Baikal chứa 20% lượng nước ngọt trên trái đất và nếu cả thế giới cạn kiệt nước, thì hồ Baikal đủ nước cho nhân loại dùng trong 1/4 thế kỷ. Với điểm sâu nhất là 1.642m, Baikal đồng thời là hồ sâu nhất thế giới. Hồ được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 1996.

Hồ Baikal

Có khá nhiều truyện thần thoại về hồ Baikal. Chuyện phổ biến nhất kể rằng: Ông Baikal có 300 cô con gái (thực ra hồ Baikal có cả thảy 336 nguồn lạch), nhưng nàng Angara xinh đẹp và ngang bướng lại được ông yêu quý nhất. Để con gái yêu không gặp tai họa, ông bố đã nhốt cô trong một tòa tháp cao. Những bức tường kiên cố không giữ nổi Angara, cô trốn ra ngoài để đến với người yêu Enisei. Nhưng số phận không cho họ được gặp nhau - ông bố nổi giận, nguyền rủa Angara và ném theo người con gái bỏ trốn một mảnh núi vỡ, chắn đường không cho cô đến với Enisei. Câu chuyện tình tuyệt vời đó đã được người xưa nghĩ ra để giải thích vì sao sông Angara không chảy vào hồ Baikal, mà lại từ hồ chảy ngược ra ngoài.

Hiện nay, có 1.200 loài động vật sống ở hồ Baikal. Phần lớn các động vật này không hề có ở nơi nào khác trên trái đất. Chẳng hạn, loài hải cẩu đặc biệt gọi là nerpa Baikal. Loài sinh vật biển này đã lọt vào hồ nước ngọt (cách bờ biển gần nhất cũng phải 4.000km) như thế nào, hiện nay vẫn là một câu hỏi đối với khoa học. Loài cá golomianka sống trong hồ cũng rất độc đáo. Từ bao đời nay, các dân tộc sinh sống trên bờ hồ đã gọi Baikal là biển hồ. Chiều dài của đập nước khổng lồ này là 640km, tương đương với khoảng cách giữa Matxcơva và Sanh Peterburg. Nếu nói về diện tích, Baikal có thể so sánh với những quốc gia như nước Bỉ. Hoàn toàn không có vẩy, loài cá miệng to này hầu như trong suốt, thấy được cả ruột bên trong. Chúng không hề đẻ trứng, mà đẻ ra cá con. Một loài cá khác có tên là omul vị ngon ngọt khác thường, chỉ ở hồ Baikal mới có.

Khách du lịch Nga và nước ngoài đến chiêm ngưỡng chiếc gương lớn nhất hành tinh, “biển hồ thiêng liêng Baikal” nhất định phải đến thăm làng Listvianka. Ở đây, ngay bên bờ hồ có viện bảo tàng về Baikal, một trong ba viện bảo tàng về hồ của thế giới. Một viện bảo tàng ở Balanton, Hungary và một bảo tàng khác ở Biva, Nhật Bản. Tại đây có 10 bể nước lớn giới thiệu các loài tôm cá trong hồ. Có hai con hải cẩu nerpa được nuôi trong chiếc bể 37 tấn.

 

Du khách đến đây thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên thường có ấn tượng mạnh trước độ lớn và chiều sâu của Baikal và làn nước trong trẻo xanh như ngọc bích, soi bóng những núi đá hùng vĩ trên bờ. Đó là một trong những địa điểm ít ỏi trên hành tinh có sức chinh phục ta ngay từ cái nhìn đầu tiên và mãi mãi. Với tính đa dạng sinh học không nơi nào sánh kịp, hồ Baikal là nơi sinh sống của 2.500 loài thực vật và động vật, đa số là loài đặc hữu không thể tìm thấy ở những nơi khác trên thế giới. Không những là hồ sâu nhất thế giới và Baikal còn hồ có tuổi thọ cao nhất: 25 triệu năm.

Nguồn: website báo Nội Thất

Cùng chuyên mục

TIN NỔI BẬT