Hà Nội: Khác thác lợi thế làng nghề phát triển du lịch cộng đồng
Ngày 9/11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội tiến hành khảo sát lợi thế du lịch các làng nghề Hà Nội làm cơ sở phát triển loại hình du lịch homstay (du lịch cộng đồng).
Các làng nghề được lựa chọn gồm thêu Quất Động (huyện Thường Tín) với điểm đến chính là gia đình nghệ nhân Nguyễn Đức Khoa; lược sừng Thụy Ứng (Thường Tín) với điểm đến là gia đình ông Nguyễn Văn Sửu; mây tre đan Phú Vinh (huyện Chương Mỹ) với điểm đến là gia đình nghệ nhân Nguyễn Văn Chung.
Đây là những làng nghề thủ công truyền thống tiêu biểu của Hà Nội mang nhiều giá trị lịch sử, nhân văn trong số trên 1.200 làng nghề của Hà Nội.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội đã xem xét vấn đề cơ sở hạ tầng cùng các dịch vụ du lịch. Theo đánh giá của đoàn khảo sát, nhìn chung cơ sở hạ tầng có thể đáp ứng được việc đưa đón khách du lịch nhưng các dịch vụ phục vụ du lịch còn nhiều hạn chế.
Trong thời gian tới, khi đưa loại hình này vào hoạt động, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội, các công ty lữ hành sẽ phối hợp với chính quyền địa phương, các điểm đón khách đầu tư một số hạng mục cần thiết, đủ điều kiện đón khách.
Cùng với việc khai thác lợi thế làng nghề, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội còn khai thác tiềm năng du lịch các làng cổ, vườn đồi, bản làng người Dao ở huyện Ba Vì và thị xã Sơn Tây vào xây dựng loại hình du lịch homstay.
Loại hình du lịch này đang phát triển mạnh tại các vùng nông thôn, vùng núi, thu hút đông đảo khách du lịch nước ngoài đặc biệt là khách châu Âu tham quan, khám phá.
Đây là những làng nghề thủ công truyền thống tiêu biểu của Hà Nội mang nhiều giá trị lịch sử, nhân văn trong số trên 1.200 làng nghề của Hà Nội.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội đã xem xét vấn đề cơ sở hạ tầng cùng các dịch vụ du lịch. Theo đánh giá của đoàn khảo sát, nhìn chung cơ sở hạ tầng có thể đáp ứng được việc đưa đón khách du lịch nhưng các dịch vụ phục vụ du lịch còn nhiều hạn chế.
Trong thời gian tới, khi đưa loại hình này vào hoạt động, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội, các công ty lữ hành sẽ phối hợp với chính quyền địa phương, các điểm đón khách đầu tư một số hạng mục cần thiết, đủ điều kiện đón khách.
Cùng với việc khai thác lợi thế làng nghề, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội còn khai thác tiềm năng du lịch các làng cổ, vườn đồi, bản làng người Dao ở huyện Ba Vì và thị xã Sơn Tây vào xây dựng loại hình du lịch homstay.
Loại hình du lịch này đang phát triển mạnh tại các vùng nông thôn, vùng núi, thu hút đông đảo khách du lịch nước ngoài đặc biệt là khách châu Âu tham quan, khám phá.
Nguồn: TTXVN