Phuối Pác: Dân ca Tày - Nùng
Phuối Pác là một thể dân ca của dân tộc Tày – Nùng thể hiện tình yêu trai gái. Nội dung chính của các loại hát này là lòng yêu lao động, tình yêu trai gái, tuỳ tài năng và cảm xúc của người hát mà làn điệu bài bản các thể hát đó được biến hoá, sáng tạo không ngừng.
Phuối pác là thể dân ca hát đối đáp, có làn điệu nhưng không ngân nga như lượn, thường được dùng nhiều nhất trong 2 trường hợp: khi mới gặp nhau và lúc tạm biệt nhau.
- Chàng ơi, nón cọ hay nón bạc
Nón chàng đội hai người được không
Đội được,em xin đi cùng đường.
- Anh cũng mong trồng chuối đầy vườn
Để dễ dàng lấy là ngày tết
- Chớ lừa nhau đặt lờ trên cây
Biết bao giờ mới được gặp cá
- Anh xa em, anh ăn cơm với cá
Em xa anh, em chan nước mắt thay canh.
- Thương nhau, nước đựng sàng không chảy
Không thương nhau, nước đựng chậu còn trôi.
- Trời ơi, sao không loạn
Để đôi ta dồn bản lại với nhau!
- Bắc thang sao lên tới trời
Lấy sào vặt mặt trời sao được?
- Rau cải trong vườn không tỉa
Sao lại nhặt lá dấp ngoài đồng
Lá dấp lẫn cỏ gianh với rác
- Thân anh như hoa mẫu đơn trước chùa
Em như quả đậu leo cành cây khô
Qủa đậu còn người xin làm giống
Hoa mẫu đơn chỉ để già bỏ không
- Lá trầu bằng cái ô
Nửa ăn nửa đem bán
Cho anh xin ăn không một miếng
Coi như vứt lên cho khỉ
Coi như vứt xuống đất cho gà
Nguồn: website cuộc sống việt