Non nước Việt Nam

Gốm Bầu Trúc - Làng nghề truyền thống của đồng bào Chăm, Ninh Thuận

Cập nhật: 02/12/2010 15:12:37
Số lần đọc: 2100
Gốm Bầu Trúc (hay còn gọi gốm Bàu Trúc) là sản phẩm của một trong hai làng nghề gốm thủ công cổ xưa nhất vùng Đông Nam Á.

Làng gốm Bầu Trúc Nằm ven quốc lộ 1A, thuộc thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận, cách TP. Phan Rang - Tháp Chàm 9km về hướng Nam. Đây là làng nghề truyền thống của đồng bào dân tộc Chăm đã có từ rất lâu đời. Bầu Trúc nguyên có tên gốc Chăm là Paley HamuTrok, nghĩa là “làng trũng”, nhô ra cuối triền sông. Đây được xem là một trong những làng gốm cổ xưa nhất của Đông Nam Á.  

 

Cách làm gốm của người Chăm Bầu Trúc rất đặc biệt, và những sản phẩm được tạo nên cũng rất độc đáo. Nguyên liệu làm gốm là đất sét mịn, có độ dẻo cao được làm sạch, đập nhuyễn, ngâm nước, (nếu còn sót một vài hạt cát thô hoặc ít bụi bẩn thì sản phẩm sau khi nung sẽ bị nứt, hư hỏng hoàn toàn), sau đó nhồi với cát trắng hạt nhỏ theo tỷ lệ nhất định. 

Điều đặc biệt của gốm Bầu Trúc là các nghệ nhân không dùng bàn xoay mà hoàn toàn dùng đôi bàn tay khéo léo của mình để nặn ra những sản phẩm gồm phong phú, đẹp mắt. Sản phẩm gốm Bầu Trúc không dùng lò nung mà được nung lộ thiên ở nhiệt độ cao từ 5-6 giờ. Với những sản phầm cần nhuộm màu, sau khi nung sẽ được phun hoặc ngâm nước chiết xuất từ cây cây thị. (Một loài cây lấy ở trên núi.) Những nét hoa văn trên các sản phẩm gốm thể hiện nền văn hóa tín ngượng truyền thống của dân tộc Chăm.

 

Việc làm gốm gắn bó với người phụ nữ Bầu Trúc từ xa xưa. Con gái trong làng lớn lên 12,13 tuổi đã biết nhào đất, nặn gốm… thiếu nữ về nhà chồng phải biết nung gốm, nấu cơm, nấu nước bằng nồi đất nung do chính tay mình làm ra.

Nguồn: Báo Lao động

Cùng chuyên mục

TIN NỔI BẬT