Dưa hành muối trong mâm cỗ Tết cổ truyền của người Việt
Trong mâm cỗ đầu năm, những món ngon như: xôi gấc, thịt gà, thịt nấu đông, giò chả… là không thiếu. Thường xuyên dùng những món ấy, khiến mọi người dễ có cảm giác ngấy và chán. Chính vì thế, đĩa dưa hành xuất hiện trong mâm cỗ người Việt không chỉ thể hiện văn hóa truyền thống của nước nông nghiệp, ý nghĩa của mâm cỗ Tết cổ truyền mà theo y học nó còn là gia vị giúp người ăn tiêu hóa tốt và thấy ngon miệng hơn sau khi dùng những món giàu chất đạm.
Dưa hành đi kèm với bánh chưng, giò chả sẽ tạo cho người ăn có cảm giác dễ dàng thưởng thức hơn. Sự kết hợp này đã được người xưa đúc kết cả trong câu đối "Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ/ Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh", ý nói đó là những thứ luôn đi kèm với nhau, cùng “góp mặt” trong những ngày Tết.
Hành muối phổ biến ở miền Bắc, còn người miền
Trông thì có vẻ đơn giản thế nhưng việc muối dưa hành không phải ai cũng có thể muối ngon được. Củ hành muối phải chín mà không ủng nước, có màu trắng ngà, giòn không hăng, chua nhưng không gắt. Khi chọn hành để muối người ta thường chọn những củ hành nhỏ, không nên chọn củ hành to sẽ khó muối và khó ăn kèm với những món khác.
Dưa hành là món ăn đơn giản từ công đoạn chế biến lên men đến cách thưởng thức. Chính vì thế món ăn này được xem là món ăn dân dã, gắn liền với ẩm thực Hà Nội. Dưa hành muối là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ Tết của người Việt.
Vị chua giòn thơm của dưa hành cùng miếng thịt mỡ béo ngậy đã đủ đánh thức vị giác, đánh thức không khí Tết đang về trên khắp mọi miền đất nước. Đó là vị đậm đà khó quên của quê hương đất nước.