Non nước Việt Nam

Bánh tai - văn hóa ẩm thực Phú Thọ

Cập nhật: 09/04/2011 09:21:23
Số lần đọc: 2670
Không biết nguồn gốc lai lịch bánh tai có từ đời nào. Ở đất thị xã Phú Thọ có nhiều nhà làm bánh tai có truyền thống nhiều đời nổi tiếng đến nay. Mấy năm nay, bánh tai trở thành món ăn sáng thú vị và là đĩa bánh (thay cơm tẻ) của mâm cỗ cưới lịch sự ở thị xã Phú Thọ, là thứ quà quý lạ với nhiều người ở Hà Nội và các tỉnh xung quanh.

Gọi là bánh tai bởi vì cái bánh hình thù như cái tai dài bằng lòng bàn tay (theo chiều dọc) to ngang khoảng 4, 5 phân, màu trắng đục. Là bánh bột gạo tẻ. Ăn không biết ngán mà chỉ no. Người khỏe có thể ăn 4, 5 chiếc. Cầm chiếc bánh tai nong nóng trong tay ăn theo kiểu dân dã - như lối ăn xôi nắm - mùi bột quyện trong mùi nhân thịt thơm ngậy, quyến rũ, cắn từng miếng từ đầu tai vào trong cùng cảm giác dẻo,  mát, giòn, là vị bùi, ngọt, béo, thơm... béo mà không ngấy vì có lượng mỡ nhỏ của nhân ngấm tỏa đều trong cả chiếc bánh sau khi xôi. Còn ngọt, bùi là chất gạo tẻ ngon được chọn, đặc biệt là độ giòn dẻo là do kỹ thuật giã, nhậu bột của người làm bánh (chứ không phải pha vị hàn the như có người đã lầm tưởng).

 

Thời xa xưa, người bán bánh tai thường bán kèm với cháo gạo tẻ - cháo bột thái - chỉ cần chút nước mắm ngon hòa sẵn. Mỗi bát cháo ấy cắt thêm 1, 2 cái bánh tai vào vừa dễ ăn vừa chóng no, có thể lao động suốt buổi sáng. Nay, tùy khẩu vị có người mua bánh về nhà, chấm thêm nước mắm vắt chanh, quất, ớt, tiêu... mà nhấm nháp thì ăn không biết ngán.

Nguồn: Báo Phú Thọ

Cùng chuyên mục

TIN NỔI BẬT