Hà Nội phát triển du lịch gắn với thế mạnh văn hóa
Đầu tư phát triển sản phẩm du lịch theo hướng khai thác lợi thế văn hóa, sinh thái, nhân văn của Thủ đô nghìn năm tuổi nhằm thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan, tìm hiểu là một trong những mục tiêu chính của ngành du lịch Hà Nội trong thời gian tới.
Theo đó, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội sẽ tiếp tục phát triển du lịch Homestay (một loại hình du lịch cộng đồng) tại Ba Vì; phát triển du lịch tại một số điểm di sản văn hóa, làng nghề, ẩm thực trên địa bàn thành phố.
Trước mắt, sở tập trung vào xây dựng đề án khai thác du lịch tại khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long, lễ hội Gióng, Văn Miếu, Quốc Tử Giám, bảo tàng Hà Nội, Đền Ngọc Sơn, Chùa Hương, Chùa Thày, Chùa Tây Phương, làng cổ Đường Lâm, làng khoa bảng Đông Ngạc, làng nghề Bát Tràng, Vạn Phúc và một số làng nghề truyền thống tiêu biểu khác.
Sở cũng thí điểm xã hội hóa việc tổ chức biểu diễn văn hóa, nghệ thuật phục vụ du lịch tại một số rạp hát mới đưa vào sử dụng dịp Đại lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội. Một số khu du lịch lớn trên địa bàn như khu du lịch sinh thái và nghỉ ngơi cuối tuần Sóc Sơn, khu du lịch và vui chơi giải trí Tuần Châu-Quốc Oai, khu du lịch quốc tế Tản Viên-Hồ Suối Hai, khu du lịch Quan Sơn... được đẩy nhanh tiến độ xây dựng.
Mục tiêu của thành phố là xây dựng Hà Nội thành một trong những trung tâm du lịch hấp dẫn của cả nước và khu vực, đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của Thủ đô. Mặc dù vậy, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội cũng thừa nhận, thời gian qua, sản phẩm du lịch của Hà Nội chủ yếu dựa vào các yếu tố tự nhiên, khai thác những thứ có sẵn, chưa được đầu tư đúng mức, chưa khai thác tiềm năng thế mạnh của du lịch Thủ đô.
Hà Nội còn thiếu các khu du lịch vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng cuối tuần quy mô lớn đủ sức hấp dẫn để kéo dài thời gian lưu trú và tăng mức chi tiêu của khách du lịch.
Trước mắt, sở tập trung vào xây dựng đề án khai thác du lịch tại khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long, lễ hội Gióng, Văn Miếu, Quốc Tử Giám, bảo tàng Hà Nội, Đền Ngọc Sơn, Chùa Hương, Chùa Thày, Chùa Tây Phương, làng cổ Đường Lâm, làng khoa bảng Đông Ngạc, làng nghề Bát Tràng, Vạn Phúc và một số làng nghề truyền thống tiêu biểu khác.
Sở cũng thí điểm xã hội hóa việc tổ chức biểu diễn văn hóa, nghệ thuật phục vụ du lịch tại một số rạp hát mới đưa vào sử dụng dịp Đại lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội. Một số khu du lịch lớn trên địa bàn như khu du lịch sinh thái và nghỉ ngơi cuối tuần Sóc Sơn, khu du lịch và vui chơi giải trí Tuần Châu-Quốc Oai, khu du lịch quốc tế Tản Viên-Hồ Suối Hai, khu du lịch Quan Sơn... được đẩy nhanh tiến độ xây dựng.
Mục tiêu của thành phố là xây dựng Hà Nội thành một trong những trung tâm du lịch hấp dẫn của cả nước và khu vực, đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của Thủ đô. Mặc dù vậy, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội cũng thừa nhận, thời gian qua, sản phẩm du lịch của Hà Nội chủ yếu dựa vào các yếu tố tự nhiên, khai thác những thứ có sẵn, chưa được đầu tư đúng mức, chưa khai thác tiềm năng thế mạnh của du lịch Thủ đô.
Hà Nội còn thiếu các khu du lịch vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng cuối tuần quy mô lớn đủ sức hấp dẫn để kéo dài thời gian lưu trú và tăng mức chi tiêu của khách du lịch.
Nguồn: TTXVN